Nếu bị gãy một bên chân, bạn nên cảm ơn Thượng đế đã không làm gãy hai chân của bạn-
Nếu bị găy cả hai chân, bạn nên cảm ơn Thượng đế đã không làm gãy chiếc cổ của bạn;
Bởi nếu bị gãy cổ, thì sẽ bạn sẽ chẳng còn biết gì để phải lo lắng nữa rồi.
Châm ngôn Do Thái
Những việc không xảy ra thì không cần lo lắng.
Những việc sẽ xảy ra, có lo lắng cũng không để làm gì;
Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều việc không như ý muốn, người bình thường thì chỉ biết nghĩ đến những điều không đạt được, còn những vĩ nhân sẽ luôn suy nghĩ lạc quan, sống tới những điều tốt đẹp và những cơ hội mới. Đó là sự khác biệt tạo nên thành công của những nhân vật vĩ đại.
Mấy chục năm trước, một người Mỹ tàn tật (gần như bị bại liệt hoàn toàn) bị mất trộm rất nhiều tài sản trong nhà, một người bạn đã viết thư an ủi anh ta, anh ta trả lời thư rằng:
“Cảm ơn cậu đã gửi thư, nhưng trong lòng tôi bây giờ rất bình tĩnh, không chút phiền muộn, bởi vì:
Thứ nhất, tên trộm chỉ lấy đi đồ đạc của tôi, chứ không làm tôi bị thương;
Thứ hai, tên trộm chỉ lấy đi phần tài sản, chứ không phải là tất cả tài sản của tôi;
Thứ ba, còn may là người khác ăn trộm của tôi, chứ
không phải tôi là kẻ trộm.
Chính quan niệm sống ấy, đã giúp cho người tàn tật
kia dù gặp phải bất kì khó khăn gì cũng đều có thể vượt qua bằng thái độ tích cực, hơn nữa tạo dựng được những thành tựu phi thường. Bạn có đoán được đó là ai không? Ông chính là vị Tổng thống thứ 32 của nước Mỹ - Roosevelt (1882-1945), ôngcũnglà người đảm nhiệm cương vị Tổng thống trong nhiệm kì liên tục của Mỹ.
Nếu một người bị trộm cắp đều có thể lạc quan nhận thức được rằng “trong cái rủi có cái may’ thì cuộc sống sẽ không phải lo lắng và buồn phiền. Tinh thần lạc quan
chính là bí quyết giúp một người bình th ường trở thành một nhân vật vĩ đại.
Người Do Thái có câu châm ngôn rằng:
“Nếu bị gãy một bên chân, bạn nên cảm ơn Thượng đế đã không làm gãy hai chân của bạn;
Nếu bị gãy cả hai chân, bạn nên cảm ơn Thượng đế đã không làm gãy chiếc cổ của bạn;
Bởi nếu bị gãy cổ, thì sẽ bạn sẽ chẳng còn biết gì để phải lo lắng nữa rồi.”
Jenny bé nhỏ bị mất con búp bê mà nó yêu quí nên rất buồn. Cả ngày không chịu ăn uống, đến nỗi còn bị ốm nữa.
Vị Mục sư tới thăm, sau khi biết được sự việc, ông liền cười và hỏi: “Jenny, nếu một hôm nào đó cháu không cẩn thận đánh rơi mất 1.000 đồng, thì cháu có sẵn sàng lựa chọn vứt đi thêm hai mươi nghìn đồng nữa không?”
Jenny rất ngạc nhiên trả lời: “Chắc chắn là không ạ!”
Vị Mục sư lại nói: “Đúng rồi! Vậy tại sao sau khi cháu bị mất một con búp bê, cháu lại “vứt đi” sự vui vẻ cũng như nụ cười của hai tuần vừa rồi, thậm chí, cháu còn “vứt đi” sức khỏe của hai tuần đó nữa?”
Câu hỏi của vị mục sư chính là bài học cho chúng ta khi gặp chuyện không như ý muốn, chúng ta phải biết điều chỉnh sự buồn bã, tâm trạng của bản thân, không nên “bị thương lần nữa” từ sự buồn bã đó, bởi kẻ làm bạn bị thương lần nữa vẫn là chính bạn.
Trong ngụ ngôn Aesop, có câu chuyện kể rằng: con ruồi bị rơi vào trong nồi nước thịt, khi sắp bị chết đuối, nó tự nói rằng: “Mình không những ăn no bụng, mà còn uống cả nước canh, cuối cùng lại còn được tắm nữa, có chết cũng không còn gì để hối tiếc rồi”.
Ngụ ý của câu chuyện ngụ ngôn này là, khi sắp chết, nếu con người không còn đau khổ, thì sẽ dễ dàng khắc phục được nỗi sợ hãi trước cái chết. Những lời nói lạc quan của con ruồi cũng là một sự tự điều chỉnh cảm xúc.
Rất nhiều năm trước, người Chấp chính ở Iran (lúc đó gọi là Ba Tư) là Shah, ông rất muốn xây dựng một cung điện theo kiểu Pháp. Trong cung điện đó, sẽ xây một căn phòng lớn gắn đầy gương trên tường giống như trong cung điện Versailles.
Khi những chiếc thùng chở gương được mang đến, vị kiến trúc sư tự tay mở chiếc thùng thứ nhất, ông sửng sốt khi thấy những tấm gương lớn đều bị vỡ; ông mở chiếc thùng thứ hai, cảnh tượng vẫn tương tự; chiếc thùng thứ ba, thứ tư... gương trong tất cả các thùng đều đã bị vỡ hết! Nguyện vọng của quốc vương Shah gần như không thể thực hiện được nữa.
Trước tình hình đó, lúc đầu, vị kiến trúc sư cũng cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng cuối cùng sau khi bình tĩnh lại, ông cầm chiếc búa đập tất cả các mảnh gương thành những mảnh vỡ nhỏ, lúc này có thể khảm được cả gương lên những cột trụ. Sau khi cung điện được hoàn thành, căn phòng lớn gắn gương này thậm chí còn lộng lẫy hơn cả khuôn mẫu của nó là cung điện Versailles, Quốc vương shah rất đỗi vui mừng.
Từ câu chuyện trên, có thể thấy rằng, khi gặp phải một vấn đề nào đó, cách chúng ta nhìn nhận vấn đề đó như thế nào là điều quan trọng nhất.
Khó khăn hay cơ hội? Việc chúng ta nhìn nhận như thế nào đối với những nghịch cảnh, bất hạnh trong cuộc sống sẽ có vai trò quyết định đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta, nó có sức ảnh hưởng hơn hẳn các nhân tố khác.
Một hôm, người bạn của tôi gửi đến một E-mail, có tiêu đề là “Điều quyết định chất lượng cuộc sống không phải là điều thứ tám, thứ chín, mà là điều đầu tiên và điều thứ hai.” Hóa ra, đó là một phần cầu chuyện của ngài Trương Trung Mưu. Tôi thấy câu chuyện rất có ý nghĩa.
Đại ý của câu chuyện là, một lần, người bạn của Trương Trung Mưu dọn đến nhà mới, người bạn chuẩn bị giấy bút nghiên mực xin ông viết cho vài chữ để treo trên tường phòng khách.
Trương Trung Mưu liền viết bốn chữ “Hay nghĩ một, hai” (Thường tưởng nhất nhị) và giải thích: “Tục ngữ nói rằng, đời người có đến tám, chín phần không được như ý. Quả vậy, trong cuộc sống, những việc không như ý muốn của chúng ta chiếm phần lớn, do đó, bản thân việc phải sống đã là một sự đau khổ. Nhưng nếu gạt bỏ đi được tám, chín phần không vừa ý đó thì ít nhất cũng còn được một, hai phần vừa ý, vui vẻ, hài lòng. Nếu chúng ta muốn có được cuộc sống vui vẻ, thì phải thường xuyên nghĩ đến một, hai phần việc tốt đó, có như vậy, mới cảm nhận được sự may mắn, biết trân trọng những gì đang có và không bị đánh gục bởi tám, chín phần không được như ý trong cuộc sống”.
Sau đó, ông lại viết thêm một vế sau cho câu “Hay nghĩ một, hai” theo yêu cầu của người bạn là “Không nghĩ tám chín”, ở giữa bức thư pháp ông còn ngẫu hứng vẽ thêm một bình hoa rất đẹp.
Vài tháng sau, tin Trương Trung Mưu tái hôn bị rò rỉ trên mặt báo, gây nên rất nhiều lời đồn thổi, ông cảm thấy mình như một nhà hàng hải gặp sóng to gió lớn trên biển, từ lâu đã học được cách đối diện với khó khăn. Ông luôn nghĩ rằng: “Muôn vạn nỗi khổ đã qua đều có thể tìm thấy niềm vui trong đó, mấy chuyện khó khăn trước mắt ắt rồi cũng có thể vượt qua được thôi”.
Trương Trung Mưu kể, từ nhỏ ông đã thích đọc hồi kí và truyền kì vê' những nhân vật lớn, ông dần nhận thức được rằng: Những nhân vật lớn đều từng phải trải qua nhiều vất vả khổ cực, cuộc sống của họ gần như là lời chứng thực cho câu “Đời người có đến tám, chín phần không được như ý”, nhưng khi đối mặt với khó khăn họ đếu giữ được những suy nghĩ tích cực, luôn “Hãy nghĩ một, hai”, cuối cùng, họ vượt qua được những khó khăn, chướng ngại và chính những khó khăn đó trở thành nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất trong cuộc đời, là sự chuẩn bị cho những thành công xuất sắc của họ.
Trong bài này, Trương Trung Mưu đã viết, điều làm ông cảm động nhất không phải là những vất vả khó khăn mà các bậc vĩ nhân này gặp phải, bởi vì khó khăn thì ở đâu cũng có, nhưng sự kiên trì, lạc quan và dũng khí của họ thì thực sự là bài học cho những người muốn thành công phải học tập theo. Hóa ra, những cơ hội trong đời người không phải được quyết định bởi chuyện có được như ý hay không như ý, mà được quyết định bởi cách chúng ta suy nghĩ; thứ quyết định chất lượng cuộc sống của con người không phải là tám chín phấn bất mãn, mà là một, hai phần vừa ý ít ỏi kia.
Trên thực tế, bản thân Trương Trung Mưu chính là một “Nhân vật lớn”.
Từ tư tưởng bài viết của Trương Trung Mưu, chúng ta có thể thấy cách suy nghĩ của người thành công đều theo hướng tích cực và lạc quan. Người tích cực sẽ tự nghĩ cách giải quvết vấn đề; người tiêu cực, khi gặp phải vấn đề thường không vượt qua được cảm xúc, tâm trạng của bản thân. Đây chính là sự khác nhau trong nhận thức của người lạc quan và người bi quan.
Cảm nhận:
Người bi quan tuy sống mà như chết, người lạc quan mãi mãi không già.
Những việc không xảy ra thì không cần lo lắng; Những việc sẽ xảy ra, có lo lắng cũng không để làm gì! Nếu chúng ta gặp phải những điều không như ý muốn, chúng ta có thể tự khắc phục bằng sức mạnh của sự suy nghĩ tích cực và lạc quan, như vậy sẽ không còn điều gì phiền não nữa. Tất cả mọi chuyện chỉ là những sự lo lắng không đáng có. Cuộc sống có dễ chịu và thoải mái hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của chúng ta.