Tài liệu: Đền Parthénon

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đền Parthénon nằm trong quần thể kiến trúc Acropole của Athens, Hy Lạp. Đền Parthénon được xây dựng từ 447 đến 432 TCN mới hoàn thành, do hai kiến trúc sư giàu kinh nghiệm là Ichtinos và Calicrates thiết kế và thi công xây dựng.
Đền Parthénon

Nội dung

Đền Parthénon

Đền Parthénon nằm trong quần thể kiến trúc Acropole của Athens, Hy Lạp. Đền Parthénon được xây dựng từ 447 đến 432 TCN mới hoàn thành, do hai kiến trúc sư giàu kinh nghiệm là Ichtinos và Calicrates thiết kế và thi công xây dựng.

Đền được xây dựng trên một mặt bằng hình chữ nhật có kích thước 31m x 70m. Đền Parthénon được chia làm 3 phần: tiền sảnh, gian thờ (nơi đặt tượng thờ nữ thần Athéna bằng ngà voi và vàng) và phòng lưu giữ châu báu.

Đền Parthénon là một ngôi đền đẹp nhất của đất nước Hy Lạp, đền thờ nữ thần Athéna, nữ thần bảo vệ thành phố Athens, con của thần Zeus.

Kiến trúc sư Ichtinos đã chọn vật liệu xây dựng chính là đá hoa cương vùng Pentelique mầu trắng có điểm những hạt mầu nhỏ. Để ghép các khối đá lại với nhau người ta phải đẽo các khối đá thật chính xác, sao cho các khối đá đó được gắn nối thật khít với nhau và các khe hở không quá 1mm.

Đá dùng xây đền Parthénon còn được quét một lớp sáp màu sáng nhằm làm tăng thẩm mỹ của mặt đá, và bảo vệ khỏi oxy hóa. Loài sáp này tan dần và ngấm vào mặt đá dưới tác động của nhiệt độ, làm tăng vẻ đẹp vốn có của đá hoa cương.

Để làm nổi bật các chi tiết trang trí hay thần mạnh một số thành phần kết cấu chịu lực, các nhà kiến trúc đền thờ Parthénon đã dùng nhiều màu rực rỡ bằng phương pháp khảm động xanh: tô mầu xanh lên diềm ngang và diềm mái, mầu đỏ tô lên các mảnh vuông, còn mái quét màu vàng kim nhũ.

Bao quanh ngôi đền là hành lang cột. Hai mặt chính, mỗi mặt 8 cột. Hai mặt còn lại mỗi mặt 17 cột. Cột đền theo kiểu cột Donique trang nghiêm, pha lẫn với hình thức cột Ionique phóng khoáng. Riêng phòng đựng châu báu ở phía Tây đền dùng loại cột Ionique, để làm mềm mại thêm hình tượng kiến trúc của công trình. Những cột biên lớn hơn cột giữa; chúng hơi nghiêng vào bên trong một chút. Khoảng cách của các cột ở giữa bé hơn. Do đó gây một cảm giác các cột đều theo phương thẳng đứng và cớ khoảng cách đều nhau. Điều này càng làm cho đền Parthénon mang dáng vẻ nhẹ nhàng hơn.

Tuy vậy đền Parthénon không mất đi vẻ đẹp cao quý nghiêm trang. Sự lộng lẫy của công trình được thể hiện qua tỷ lệ cân đối trong việc sử dụng vật liệu đá, mầu sắc và việc kết hợp nhuần nhuyễn tinh vi giữa thành phần kiến trúc và điêu khắc.

Tỷ lệ hai cạnh mặt bằng của đền là 4:9, với chiều cao cột 10,4m và đường kính đáy cột 5,5cm, với tỷ lệ chiều cao cột và chiều cao của tam giác diềm mái bằng 0,316:1, đảm bảo cho độ dốc khá thoải. Tất cả những điều này thể hiện rõ các nhà kiến trúc Hy Lạp có một trình độ cao về tính toán kích thước hình học.

Về phần điêu khắc của đền do nhà điêu khắc Phidias sáng tạo nên. Nhưng theo thống kê số phù điêu và tượng tròn gồm 92 mảnh vuông được kiến tạo công phu 200m băng ngang trang trí và hai điềm mái tam giác rất lớn ở hai mặt chính, đó là một công việc khá lớn đối với sức lực của một con người. Với quy mô hoành tráng, nội dung sống động cùng với các thành phần kiến trúc sáng tạo làm cho đền Parthénon trở thành một tác phẩm kiến trúc, điêu khắc vĩ đại của nhân loại.

Nội thất đền Parthénon khá rực rỡ, người ta đặc biệt chú trọng vị trí đặt tượng Nữ thần Athéna.

Trong hơn 2000 năm, sau khi người Hy Lạp và Athens cổ đại tan rã, quần thể Acropole và đền Parthénon đã chịu nhiều thiệt hại gây ra bởi những tác động của tự nhiên và bàn tay con người. Đặc biệt nghiêm trọng vào năm 1678, khi người Venicia (một thành thị tự trị của Italia) bao vây Athens, quân Thổ đã biến Parthenon thành kho đạn cho lực lượng pháo binh của họ. Viên chỉ huy quân Venicia đã nã đạn pháo vào đền làm cho kho thuốc súng chất trong đó bị nổ tung, ngôi đền bị sụp một phần. Sau khi chiếm được Athenes, quân Venicia đã cướp đoạt các pho tượng của phần diềm mái hình tam giác, nhưng đã lỡ tay đánh rơi, khiến các bức tượng bị vỡ tan tành.

Chỉ trong vòng 100 năm lại đây, người ta đã cố gắng trả lại cho ngôi đền Parthénon bộ mặt ban đầu của nó, bằng nhiều phương pháp khoa học và kỹ thuật hiện đại đã được dùng vào công việc này.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4109-02-633704613077568750/Hy-Lap/Den-Parthenon.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận