Thành phố Mycenes (tiếng Hy Lạp: Mukênai)
Thành phố cổ Hy Lạp (Péloponnèse), thủ đô vùng Argolide và là trung tâm chính của nền văn minh cổ Hy Lạp đầu tiên, tức là thời kỳ Mycènes. Tại thành phố Mycènes đã có dân ở ngay từ đầu thời cổ đại đồ đồng (khoảng 3000). Người Achaie xây dựng ở đây và thế kỷ XVII TCN lâu đài đầu tiên và các công sự, rồi sau khi bị phá huỷ, lâu đài được xây dựng lại với chu vi lớn hơn (thế kỷ XIV TCN) với tường thành. Mycenes phát triển thịnh vượng từ thế kỷ XVI TCN, có quan hệ với đảo Crète cổ đại và tìm cách hoạt động trên biển. Sau khi Cnossos bị đổ, thừa hưởng bá quyền của đảo Crète và việc kiểm soát buôn bán kim loại. Mycènes đẩy mạnh thương mại với vùng Địa Trung Hải.
Các cuộc khai quật về sau làm nổi bật di tích các vệ thành Hy Lạp và nhiều mộ phần ở ngoài bức tường thành gồm các tảng đá khổng lồ (đường kính 900m, dày trung bình 5m) chồng lên nhau nay còn gần như nguyên vẹn. Cổng sư tử đực (hay sư tử cái) nổi tiếng là cửa vào lâu đài vệ thành Hy Lạp. Những vết tích còn lại của hoàng cung, xây thành bậc thang liên tiếp trên đỉnh vệ thành đủ chứng tỏ bình đồ của nó, được tổ chức xung quanh các đại sảnh: các mộ phần được tìm thấy khá nhiều và đủ loại hình chôn cất trong thế giới người Achaie: mợ đào huyệt, mộ đặt trong phòng, và chín ngôi mộ kiểu vòm bát úp (thế kỷ XV - XIV TCN), các mộ vua chúa trong đó có kho báu Atrée (hay mộ Agamemnon) được xem như một trong những tuyệt tác của kiến trúc Mycènes, và mô Clytemestre.