Tài liệu: Đom đóm và ánh sáng lạnh

Tài liệu
Đom đóm và ánh sáng lạnh

Nội dung

ĐOM ĐÓM VÀ ÁNH SÁNG LẠNH 

Vào những đêm hè, đom đóm phát ánh sáng lập loè, loại ánh sáng này hoàn toàn khác ánh sáng Mặt Trời và ánh sáng của các nguồn sáng khác.

Mặt Trời dựa vào phản ứng tổng hợp hạt nhân mà phát ra ánh sáng. Ánh sáng đèn điện dựa vào sự đốt nóng dây tóc đèn, sự phát sáng do sợi đất nung đến nhiệt độ cao phát ra một phần năng lượng dưới dạng năng lượng ánh sáng mà có. Các loại ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng đèn do nguồn nhiệt sinh ra, nên gọi là ánh sáng nóng. Ánh sáng do đom đóm phát ra là do một loại phản ứng hóa học đặc thù xảy ra bên trong mình đom đóm. Do 100% năng lượng của phản ứng hóa học chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng, không sinh ra nhiệt nên người ta gọi đó là nguồn ánh sáng lạnh.

Khả năng đặc biệt kỳ lạ của đom đóm là do bên trong mình con đom đóm có chứa chất phát quang. Enzym phát quang và ôxy tác dụng với nhau gây sự phát quang. Enzym phát quang là một loại protein, là chất xúc tác phát quang, chất phát quang và oxy sẽ tác dụng với nhau theo phản ứng hóa học tạo hợp chất đang oxy hóa của chất phát quang. Trong phản ứng hóa học này sự ôxy hóa một phân tử chất phát quang sẽ phát ra một proton nên toàn bộ năng lượng sinh ra trong phản ứng đều được giải phóng ra dưới dạng năng lượng ánh sáng.

Trong giới tự nhiên có khá nhiều loại sinh vật có thể phát ra ánh sáng. Có một động vật họ giáp xác, khi từ trạng thái khô sang trạng thái ướt có thể phát sáng. Trong đại chiến thế giới thứ hai, quân đội Nhật Bản khi sợ ánh sáng gây nên nguy hiểm họ nhổ nước bọt nên động vật giáp xác, động vật giáp xác có thể phát ra đủ để đọc bản đồ. Dù rằng cường độ phát quang của các sinh vật không lớn nhưng cũng gợi ý cho người ta đi tìm các nguồn sáng mới.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/547-02-633341010690585000/Anh-sang-va-mau-sac/Dom-dom-va-anh-sang-la...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận