Tài liệu: Ấn Độ - Hiến pháp Ấn Độ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngày 15 tháng 8 năm 1947, Ấn Độ đã giành được độc lập từ tay người Anh. Hội đồng Lập hiến vừa được thành lập có nhiệm vụ làm bản dự thảo cho hiến pháp của Ấn Độ,
Ấn Độ - Hiến pháp Ấn Độ

Nội dung

HIẾN PHÁP ẤN ĐỘ

Ngày 15 tháng 8 năm 1947, Ấn Độ đã giành được độc lập từ tay người Anh. Hội đồng Lập hiến vừa được thành lập có nhiệm vụ làm bản dự thảo cho hiến pháp của Ấn Độ, và nhiệm vụ nặng nề này được đặt lên vai của B. R. Ambedkar, người được bầu làm chủ tịch của ủy ban dự thảo. Có điều trớ trêu trong chuyện này: là lãnh tụ của “Tiện dân”, Ambedkar là kẻ thù của Gandhi, vị “cha già của dân tộc’. Ambedkar, vốn là bộ trưởng luật pháp của chính quyền Ấn Độ, và các đồng nghiệp của ông đã làm một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng các bản hiến pháp của nhiều nước khác nhau, ngoài việc tham khảo truyền thống luật pháp của Anh Quốc và những quyết định của Tòa án Tối cao của Mỹ.

Hiến pháp của Ấn Độ đảm bảo các quyền bình đẳng cho tất cả mọi công dân, và cấm sự phân biệt về dân tộc, phái tính, đẳng cấp và tôn giáo. Hiếp pháp này cũng quy định quyền phổ thông đầu phiếu, từ đó làm cho số cử tri của Ấn Độ nằm trong số lớn nhất thế giới. Phần thứ tư của hiến pháp có điều khoản gọi là 'những nguyên tắc trực tiếp về chính sách nhà nước', trong đó yêu cầu chính quyền đặt ra các mục tiêu cho phúc lợi của nhân dân, chẳng hạn như mức lương tối thiểu, việc làm cho những người ở hoàn cảnh khó khăn, và việc chăm sóc y tế cho nhân dân. Hiến pháp của Ấn Độ là một trong những bản hiến pháp lớn nhất thế giới, với quy mô toàn diện và có ảnh hưởng sâu rộng.

Tuy nhiên, nhà nước Ấn Độ đã bị cắt giảm bớt quyền thực thi những 'nguyên tắc trực tiếp', và những quyền của hiến pháp đã thường xuyên bị bãi bỏ. Trong tình trạng khẩn cấp nội bộ do thủ tướng Indira Gandhi công bố năm 1975 - 1977, bản hiến pháp đã trở thành không có hiệu quả. Trong những năm gần đây, Tòa án Tối cao Ấn Độ cũng như các tòa án cấp cao khác đã có nhiều nỗ lực để vận dụng hiến pháp theo hướng có lợi cho những người bị áp bức, những người nghèo, và những nạn nhân của sự tàn bạo của nhà nước và cảnh sát. Bản hiến pháp vẫn là một văn kiện sinh động và cần thiết cho cuộc sống, và những nhận thức chính trị trong những năm gần đây đã cho thấy rằng nó vẫn tiếp tục là nguồn động viên cho những người đấu tranh dũng cảm để biến Ấn Độ thành một xã hội quân bình và công bằng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1952-02-633468721672031250/Lich-su/Hien-phap-An-Do.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận