ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Ấn Độ là một bán đảo lớn nằm ở miền Nam châu Á, hai mặt đông nam và tây nam nhìn ra Ấn Độ Dương, phía bắc có dãy núi Himalaya hùng vĩ án ngữ. Các sông ấn (Indus), sông Hằng (Gang) , sông Bramapoutre phát nguyên từ miền Himalaya – Tây Tạng đem nước nguồn về tưới cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn ở miền Bắc ấn Độ, tạo điều kiện cho nghề nông phát triển thuận lợi. Khí hậu nồng nực mà lại ẩm ướt về mùa hạ rất thích hợp với sự sinh trưởng của các loài thực vật và động vật , vùng nhiệt đới. Vì thế người ấn Độ đã phát triển nghề nông trồng lúa trồng bông và các thứ cây ăn quả từ rất sớm.
Cái nổi của nền văn minh Ấn Độ cổ đại nảy sinh chính từ lưu vực sông Ấn, vùng có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.
Năm 1922, những cuộc khai quật khảo cổ học ở vùng Harappa và Mohendjo Daro đã phát hiện ra ở lưu vực sông Ấn, từ giữa thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên kỷ II trước Công nguyên, đã xuất hiện nuột nền văn hoá rực rỡ, sau này gọi là văn hoá Harappa. Văn hoá Harappa là nền văn hoá thời đại đồng thau của Ấn Độ cổ đại. Cư dân ở đây - người Dravida - đã biết trồng đại mạch, tiểu mạch và có thể biết trồng cả lúa. Họ là bộ tộc đầu tiên trên thế giới biết trồng bông và dệt vải. Họ cũng đã biết đào mương đắp đập để dẫn nước vào ruộng. Ngoài nông nghiệp, nghề chăn nuôi cũng giữ một địa vị quan trọng trong đời sống cư dân. Thủ công nghiệp, nhất là nghề làm đồ gốm rất phát đạt.
Trong nền văn hoá Harappa, nghệ thuật kiến trúc đã đạt tới trình độ khá cao,có thể nói là đại biểu cho một nền văn minh thành thị. Những di chỉ thành thị cổ đã ,khai quật, có quy hoạch và kiến trúc ở trình độ khá cao, như thành Mohendjo Daro diện tích trên 26O hecta. Toàn thành phân chia thành 12 khu phố, đường phố đều thẳng tắp, rộng rãi có lát đá. Hai bên đường phố là những dãy nhà hai tầng xây bằng gạch nung. Có cả hệ thống cống ngầm để thoát nước rất hoàn bị, đường kính của ống rộng tới 2 m. Ở khu trung tâm thành cổ có di tích của hoàng cung được xây dựng trên một đồi cao, có nhiều cung điện, dinh thự kho tàng.
Nền văn hoá Harappa, cũng còn gọi là nền văn hoá sông Ấn tồn tại vào khoảng từ năm 3000 đến năm 2000 trước Công nguyên. Chủ nhân nền văn hoá tối cổ đó là giống người thổ dân Dravida.
Nền văn minh tối cổ này của Ấn Độ đứng về mặt thời gian không ra đời chậm lắm so với các nền văn minh cổ Ai Cập và Lưỡng Hà. Từ cuối thiên niên kỷ II trước Công nguyên trở đi, nền văn hoá Harappa bắt đầu suy tàn.
Vào khoảng trên dưới 2000 năm trước công nguyên, các bộ lạc du mục thuộc chủng tộc người . Arian từ miền núi Indukus và cao nguyên Pamir bắt đầu xâm nhập miền Tây bắc Ấn Độ về sau họ tiến dần sang vùng Đông bắc và làm chủ cả lưu vực sông Hằng. Sau một thời kỳ chung sống lâu đài, người chinh phục và kẻ bị thành phục đã đồng hoá với nhau. Cùng với sự thiên di của người Arian sang phía đông, trung tâm văn minh Ấn Độ cổ đại di chuyển từ lưu vực sông Ấn sang lưu vực sông Hằng. Lúc này trên lưu vực sông Hằng đã xuất hiện rất nhiều nước nhỏ của người Arian, những nước này cũng luôn luôn xảy ra chiến tranh thôn tính đất đai của nhau. Đến đầu thế kỷ VI trước Công nguyên, ớ vùng Bắc bộ Ấn Độ còn có khoảng mười sáu quốc gia, trong số đó nổi bật lên hai vương quốc lớn nhất là Magadha và Kosala. Vương quốc Magadha chiếm một khu vực rất trọng yếu ở Ấn Độ, nằm trên vùng đất đai phì nhiêu nhất của xứ Bengal, ở hai bên bờ sông Hằng, khí hậu nồng nực và ẩm thấp, rất thích hợp cho việc trồng trọt. Vương quốc Magadha nhanh chóng phát triển thành một quốc gia hùng mạnh, đánh bại nước Kosala, mở rộng lãnh thổ. Sang thế kỷ IV trước Công nguyên, dưới đời vua Kalashoka, Magadha đã chinh phục cả một vùng đất đai nằm giữa dãy núi Himalaya và sông Hằng rồi mở rộng cương giới phía nam đến tận dãy núi Vindya, phía tây đến tận miền Punjab, trở thành một quốc gia thống nhất cả miền Bắc Ấn Độ, lãnh thổ bao gồm lưu vực của hai con sông Hằng và sông Ấn. Điều đó rất có lợi cho sự phát triển của mậu dịch trong nước và với nước ngoài, trước hết là mậu dịch với người Ba Tư.
Từ cuối thế kỷ VI trước công nguyên, vua Ba Tư là Darius đã cho quân xâm lược, chinh phục nhiều vùng rộng lớn ở miền Tây bắc Ấn Độ từ vùng Gandara ở phía bắc đến vùng cửa biển sông Ấn tới hai thế kỷ. Do sự xâm nhập của người Ba Tư ở miền Tây bắc Ấn Độ mà văn hóa Ba Tư và văn hóa Ấn Độ cùng chịu ảnh hưởng lẫn nhau rõ rệt hơn nhất là trong lĩnh vực tôn giáo và nghệ thuật tạo hình.
Từ giữa thế kỷ IV trước công nguyên, nước Macedonia ở bán đảo Hy Lạp đã trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất ở phương Tây. Năm 334 vua Macedonia là Alexandros – mang đại quân sang đánh Ba Tư chiếm được miền Tiểu Á, Palestine và Ai Cập. Năm 327 quân đội của Alecxandros xâm nhập lưu vực sông Ấn và vùng Puniab, chinh phục vùng đất trước kia bị người Ba Tư thống trị. Quân xâm lược lại tiến đánh nhiều vương quốc khác ở phía đông và cuối cùng thì giao chiến với quân đội của vương quốc Magadha hùng cường rất ác liệt nhưng không thắng được phải rút quân.
Các bộ tộc Ấn Độ ở những vùng mà Macedonia đã bình định xong đều vùng dậy đấu tranh tự giải phóng rất rầm rộ. Thủ lĩnh của phong trào giải phóng đó là Chandragupta. Ông đã đoàn kết được các thủ lĩnh bộ lạc vùng núi Himalaya, thành lập một đội quân liên minh đánh đuổi người Hy Lạp - Macedonia, giải phóng toàn bộ miền Puniab. Sau đó Chandragupta dẫn đại quân về phía đông, đánh chiếm vương quốc Magadha thống nhất miền Bắc và miền Trung Ấn Độ thành một quốc gia lớn mạnh. Vương triều Nanda bị lật đổ, Chandragupta lập ra vương triều mới gọi là vương triều Maurya nổi tiếng trong lịch sử (năm 321), đặt ở kinh đô ở Pataliputra, một thành phố lớn, đẹp trên bờ sông Hằng. Thành dài chừng 15km dọc theo sông và rộng chừng 3km chung quanh có thành quách và hào sâu bao bọc, tường thành có gần 600 vọng gác và 65 cửa ra vào. Kinh đô tuy xa biển nhưng thuyền bè vẫn có thể ngược dòng sông Hằng đến cập bến dưới chân thành.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của vương triều Maurya là dưới thời trị vì của vua Acoka: (273 - 237 trước CN) , cháu của Chandragupta. Lịch sử gắn liền sự hùng mạnh của đế quốc Maurya với tên tuổi của Acoka. Qua nhiều năm chinh phục, Acoka đã mở rộng cương vực và thực hiện được việc thống nhất gần toàn bộ đất đai Ấn Độ ngày nay.
Mặc dầu vua Acoka có những cố gắng lớn để củng cố thống nhất quốc gia nhưng đế quốc Maurya vẫn không phải là một quốc gia thống nhất vững chắc mà là sự liên hiệp nhiều công quốc và nhiều bộ lạc có trình độ phát triển kinh tế, văn hoá rất chênh lệch nhau không có liên hệ kinh tế xã hội bền chắc. Vì vậy sau khi vua Acoka chết, năm 236 trước Công nguyên, đế quốc Maurya bắt đầu suy sụp. Đến năm 187 trước Công nguyên, vương triều Maurya bị lật đổ. Từ đó bán đảo Ấn Độ không còn sự thống nhất nữa.
Ấn Độ cổ đại là một trong cội nguồn của nền văn minh loài người có những cống hiến độc đáo về tôn giáo, triết học, văn học và khoa học từ nhiên, có ảnh hưởng lớn lao đối với nhiều dân tộc phương Đông đặc biệt có mối quan hệ hết sức mật thiết với các nước Đông Nam Á.
Có thể nói Ấn Độ cổ đại là mảnh đất của tôn giáo và triết học. Những tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy như thờ thần mặt trời, thần lửa, thần sấm sét, thần mùa màng. . . , sùng bái vật tổ dần dần hỗn hợp lại thành một thứ tôn giáo mới: đạo Bà-1a-môn (Brahman) . Về sau trải qua nhiều lần sửa đổi, đạo Bà-la-môn dần dần biến thành đạo Hindu, tức Ấn Độ giáo (Hlnduism) một tôn giáo thịnh hành trong thời đại phong kiến Ấn Độ và tồn tại mãi tới ngày nay. Đạo Phật cũng xuất hiện ở Ấn Độ từ rất sớm, dưới thời Acoka, đạo Phật được tôn làm quốc giáo: Thời kỳ này là thời kỳ xây dựng nhiều công trình kiến trúc qui mô lớn và đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Ở thế kỷ III trước Công nguyên, đạo Phật đã được truyền bá rộng rãi ở Ceylan, Miến Điện, Thái Lan, Malaysia và Indonesia rồi truyền sang Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, trở thành thứ tôn giáo rất thịnh hành ở miền Đông Á.
Ở Ấn Độ, triết học duy vật cũng đã xuất hiện từ sớm (thế kỷ IV trước Công nguyên) và có nhiều trường phái. Trong đó có phái Protosankya chủ trương rằng vật chất là nguồn gốc của vũ trụ, vật chất tồn tại vĩnh viễn không do ai tạo ra, tự nó là nguyên nhân của chính nó và luôn luôn ở trạng thái sinh thành và hay diệt - Học phái Protosankya mang mầm mống của phép biện chứng, có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển tư tưởng duy vật về sau này ở Ấn Độ.
Về văn học nghệ thuật, có hai tập thơ lịch sử vĩ đại còn lưu truyền đến ngày nay là bộ Mahabharata và Ramâyâna. Bộ Mahabharata ca tụng sự nghiệp của bộ tộc Bharata miêu tả những cảnh chinh chiến anh dũng của bộ tộc, những mối tình éo le. . . Đó là thiên trường ca dài nhất thế giới với hai mươi vạn câu thơ, dài gấp hơn bảy lần so với hai tập anh hùng ca của người cổ Hy Lạp là Iliade và Odyssée cộng lại. Bộ Ramâyâna thì kể lại câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hoàng tử Ramâ và nàng Sita.
Về mặt kiến trúc, thì đến giữa thế kỷ III trước Công nguyên mới xuất hiện những cung điện và đền đài nguy nga xây bằng đá ở Ấn Độ với phong cách đặc biệt, nhất là cách xây dựng chùa chiền kiểu hình tháp (stupa) . Phong cách kiến trúc này có ảnh hưởng sâu sắc đến đối kiến trúc của hầu hết các nước Đông - Nam Á sau này.
Về khoa học tự nhiên, người Ấn Độ cổ đại cùng đã có những cống hiến hết sức quan trọng. Một cống hiến kiệt xuất là phát minh ra cách ghi chữ số mà ngày nay toàn thế giới đang dùng và quen gọi là ''chữ số A Rập'' . Đúng ra là ''chữ số Ấn Độ” vì chính người Ấn Độ đã truyền những chữ số đó cho người A Rập . Về sau qua sự truyền đạt của người A Rập, những chữ số đó đã thay thế cho chữ số La Mã ở châu Âu rồi dần dần thông dụng khắp thế giới. Người Ấn Độ cổ đại cũng đã phát minh ra môn hình học, sớm biết những định luật về đường cạnh, đường huyền của tam giác vuông. Họ cũng đã biết tính số π của đường tròn khá chính xác. Họ còn có thành tích lớn trong việc ứng dụng môn đại số. Về sau người Ấn Độ đã đem đại số học truyền thụ cho người A Rập qua, đó truyền bá sang châu Âu.
Ngay từ thời kỳ Véđa, thiên văn học Ấn Độ đã bắt đầu nảy nở. Lịch pháp của người Ấn Độ cổ đại đã quy định một tháng có 30 ngày, một năm có 12 tháng, cứ 4 năm một lẫn thêm 1 tháng nhuận.
Nền y được học ở Ấn Độ cũng đã có từ rất sớm. Ngay trong kinh Véđa người ta đã tìm thấy nhiều tên thực vật dùng để làm thuốc và nhiều phương pháp trị bệnh đơn giản. Qua bộ sách thuốc do ông tổ sư của ngành y học Ấn Độ Susradha viết ở thế kỷ V trước Công nguyên có thể thấy rằng ngành y dược học ở Ấn Độ đã được xây dựng trên một cơ sở khoa học. Ở thời cổ đại những thành tựu về khoa y dược học của người Ấn Độ quả thật đã vượt hẳn người Hy Lạp và người Roma, về sau có ảnh hưởng lớn đến nền y học của người Ba Tư và người A Rập và qua người A Rập mà ảnh hưởng đến ngành y dược học châu Âu về sau này.