Văn minh lưu vực Lưỡng Hà cổ đại
Tại khu vực Trung Cận Đông giữa miền núi rừng Tiểu Á và sa mạc A Rập có một giải đất dài phì nhiêu hình bán nguyệt chạy từ vịnh Ba Tư ở phía đông đến bờ biển Đông Địa Trung Hải ở phía tây Miền Đông khu vực ấy - tức đất nước Irác ngày nay - là một vùng đồng bằng nằm giữa hai con sông, ta thường gọi là Lưỡng Hà, tiếng Hy Lạp gọi là Mesopotamia. Hai con sông đó là sông Tigre và Euphrate, đều phát nguyên từ miền núi rừng Armênia ở Đông Bắc bộ Tiểu Á, hướng về phía Nam mà chảy ra vịnh Ba Tư. Nguyên xưa kia hai con sông ấy chảy riêng thành hai dòng ra biển về sau vì chất đất phù sa do chúng cuốn từ nguồn về ứ đọng lại dần ở cửa sông, lâu ngày tạo thành một vùng đất bồi một miền đồng bằng màu mỡ.
Nền văn minh sớm nhất phát hiện được ở lưu vực Lưỡng Hà, đại để cách ngày nay hơn 6000 năm về trước. Khu vực này lấy thành Baghdad hiện nay làm ranh giới, bao gồm hai bộ phận nam bắc. Miền Bắc lấy thành cổ Assur làm trung tâm, gọi là Assyri (hoặc gọi gọn là Assur) . Miền Nam lấy thành Babilone làm trung tâm, gọi là Babilonia. Babilonia lại chia làm hai vùng, vùng phía Nam nằm kề vịnh Ba Tư gọi là Sumer, vùng phía Bắc Sumer là Acead. Cư dân ở hai vùng này gọi là người Sumer và người Accad. Văn minh Lưỡng Hà sớm nhất chính là do người Sumer ở đây sáng tạo ra.
Ở thời kỳ này, trên vùng đồng bằng Sumer đã mọc lên nhiều thành thị, quan trọng nhất là các thành thị Ur Eridu Lagash, Kish Surrupak Uruk và Nuppur. Những thành thị ấy kết hợp cùng với đất đá vùng phụ cận, trở thành những quốc gia - thành thị hay thành bang độc lập. Mỗi thành thị cùng với vùng nông thôn phụ cận hợp thành một quốc gia nhỏ rộng khoảng 3000km2, đứng đầu là một ông vua gọi là Patêsi. Các quốc gia - thành thị có nhu cầu sử dụng hệ thống thủy lợi, tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các khu vực khác nhau, có nhu cầu củng cố nền thống trị của giai cấp quí tộc đối với nô lệ và dân nghèo nên đã nảy sinh yêu cầu thống nhất về chính trị khuynh hướng tập trung quyền lực về tay các patêsi. Trong quá trình đấu tranh giành quyền bá chủ ở Lưỡng Hà, một số quốc gia - thành thị tương đối mạnh đã lần lượt nắm quyền lãnh đạo như Lagash, Surrupak, Ur. . . Tuy vậy, suất thiên niên kỷ III và đầu thiên niên kỷ II trước Công nguyên chế độ trung ương tập quyền ở Sumer chưa thật vững chắc lắm.
Trong các quốc gia nhỏ ở vùng Sumer, tín ngưỡn mỗi nơi một khác, nhưng tất cả đều theo tín ngưỡng đa thần giáo. Lưu vực Lưỡng Hà ngày xưa đã từng trải qua nạn hồng thủy ghê gớm cho nên người Sumer có nhiều truyền thuyết về nạn hồng thủy đó. Những truyền thuyết này về sau được thêm bớt, cải biến đi, đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm tôn giáo của người Hebreux mà ta còn có thể thấy được qua phần Cựu ước trong Kinh Thánh.
Khoảng năm 3500 trước Công nguyên đại để đồng thời với người cổ Ai Cập, người Sumer cũng đã phát minh ra chữ viết của mình. Họ dùng thân một loại cây sậy vót nhọn làm bút, viết chữ lên trên tấm đất sét còn mềm rồi đem phơi nắng hay nung lửa cho khô cứng để giữ nét chữ được lâu.Vì thứ chữ đó hình giống như các góc nhọn hay các đỉnh nhọn chắp nối lại với nhau nên người ta gọi là chữ tiết hình hay chữ hình góc nhọn (canéiforme). Một số bộ tộc ở Tây Á thời cổ đại đều đã dùssng thứ chữ viết này, có thể coi là thứ chữ mẹ đẻ của nhiều thứ chữ cổ khác như chữ Accad, chữ babilone, chữ Assyri, chữ Ba Tư.
Người Sumer đã sáng tạo ra lịch pháp làm theo nguyên tắc âm lịch: 29 ngày hoặc 30 ngày, 12 tháng là một năm. Âm lịch của người Sumer rất gần với nông lịch của Trung Quốc, đến ngày nay người Islam giáo và người Do Thái ở Tây Á vẫn sử dụng lịch pháp này.
Về toán học, hệ đếm của người Sumer lấy 60 làm cơ số nhưng cũng bổ sung thêm bằng hệ thống thập phân. Ngày nay chúng ta phân vòng tròn làm 360 độ, phân một giờ làm 60 phút, một phút làm 60 giây và thừa hưởng phát minh của người Xume để lại.
Khu vực Lưỡng Hà không có đá và gỗ nên về mặt kiến trúc không lưu lại cho hậu thế những công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga trường cửu như Kim tự tháp của người AI Cập, nhưng những miếu vũ đền đài mà người Sumer xây dựng lên bằng đất và gạch cũng rất đồ sộ. Họ xây đắp nhiều ngọn tháp rất cao làm nơi tế thần và quan sát thiên văn.
Vào khoảng năm 3500 trước Công nguyên, người Accad thuộc chủng tộc Semites di cư từ miền ngoại Capcaz xuống phương Nam họ đã định cư ở vùng Trung du Lưỡng Hà, tại miền Accad, dời bỏ đời sống du mục để làm nghề nông. Trên lưu vực Lưỡng Hà, người Sumer và người Accad đã từng đánh nhau suốt mấy trăm năm để tranh giành quyền bá chủ. Có lúc người Accad đánh thắng người Sumer, dùng vũ lực thống nhất cả lưu vực Lưỡng Hà ở cuối thế kỷ 24. Người Accad tiếp thụ hoàn toàn nền văn hóa tiên tiến của kẻ bị chinh phục. Đến khoảng năm 2150 trước Công nguyên, vua thành bang Uruk ở vùng Sumer đã khôi phục lại nền độc lập của người Sumer. Từ đó về sau người Sumer lại khống chế người Accad, trở lại làm chủ ở lưu vực Lưỡng Hà. Cuối cùng thành bang Ur ở vùng Sumer đã phát triển lên thành một đế quốc tại trên một trăm năm (2118 – 2007 trước Công nguyên), không những đã thống nhất lại hai vùng Sumer và Accad mà còn khôi phục lại hầu hết đất đai của đế quốc mà người Accad đã dựng lên từ trước. Trải qua mấy trăm năm chung sống, ranh giới giữa người Sumer và người Accad dần dần bị xoá mờ, cuối cùng đã đồng hoá với nhau thành một bộ tộc.
Sau một thời kỳ phục hưng, thế lực của người Sumer chẳng bao lâu cũng suy yếu dần. Vào khoảng năm 2007 trước Công nguyên, người Amorites sống ở miền Syria phía tây, thừa cơ xâm nhập lưu vực Lưỡng Hà, lật đổ Vương triều Ur mà người Sumer và người Accad xây dựng nên.
Khoảng năm 1894 trước Công nguyên, người Amorites chọn thành Babilone ở trên bờ sông Euphrate làm thủ đô, xây dựng một vương triều mới. Trong lịch sử gọi là Vương quốc Babilone cổ. Vương quốc mới này luôn luôn tìm cách mở rộng cương giới của mình, dần dần khống chế toàn bộ lưu vực Lưỡng Hà. Cũng từ đó người ta gọi chung miền Lưỡng Hà (Mesopotamia) là Babilone và cư dân sống ở miền đó bất luận là người Sumer, người Accad, người Elam hay người Amorites đều được gọi chung là người Babilone.
Thời kỳ Vương quốc Babilone cổ là một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của lịch sử lưu vực Lưỡng Hà. Thời hưng thịnh nhất và mở mang lãnh thổ rộng lớn nhất là dưới triều vua thứ sáu, triều vua Hammurabi trị vì (1792 - 1750 trước Công nguyên). Đây và thời kỳ củng cố sự thống nhất về chính trị và lãnh thổ của lưu vực Lưỡng Hà. Sự thống nhất đó đã thúc đẩy sự phồn vinh về kinh tế, sự trao đổi hàng hoá đã khá phát triển. Ở thành Babilone lái buôn các nước đi lại tấp nập, chợ búa mọc lên như nấm. Babilone trở thành trung tâm công thương nghiệp lớn ở phương Đông cổ đại.
Hammurabi đã xây dựng nên một đế quốc chuyên chế trung ương tập quyền, ông tập trung các quyền lớn về tôn giáo, quân sự, hành chính, tư pháp, xây dựng, thủy lợi vào trong tay mình. Để củng cố nền thống trị đế quốc rộng lớn này. Hammurabi ban bố một bộ luật mới khá hoàn thành, gọi là bộ luật Hammurabi, bao gồm 282 điều khoản được khắc trên cột đá đen cao 2m25. Đây là bộ luật thành văn tương đối hoàn chỉnh sớm nhất thế giới còn tìm thấy trên di chỉ thành cổ Suse.
Vương quốc cổ Babilone trong thời kỳ thống trị của Hammurabi đã tới cực thịnh, nhưng thời gian tồn tại không lâu. Sau khi Hammurabi chết, vương quốc dần dần suy yếu, đất nước bị chia cắt, các bộ tộc du mục ở bốn phương ồ ạt xâm nhập lưu vực Lưỡng Hà . Năm 1740 trước Công nguyên, người Kassites trước đây vẫn ở vùng rừng núi phía đông, nay tiến vào xâm lược, chinh phục lưu vực Lưỡng Hà. Từ đó về sau, người Kassites dựng lên một vương triều thống trị Babiione năm sáu trăm năm. Tới năm 729 trước Công nguyên, vương quốc này bị đế quốc Assur thôn tính. Đế quốc Assur là đế quốc rộng lớn nhất, lãnh thổ và nền văn hoá của nó đã vượt ra khỏi phạm vi lưu vực Lưỡng Hà.
Năm 612 trước Công nguyên, ngườl Chaldée ở phía nam lưu vực Lưỡng Hà liên minh với người Mede đánh phá và cuối cùng vật đổ được đế quốc Assur. Sau gần ba trăm năm thống trị, đế quốc của người Assiri bị diệt vong, lãnh thổ rộng lớn của nó bị người Chaidée và người Mede chia cắt. Người Chaldée đã xây dựng vương quốc của họ trên sự bại vong của đế quốc Assur, lãnh thổ bao gồm: lưu vực Lưỡng Hà, Syrie, Palestine. Vương quốc Chaldée lại chọn Babilone làm thủ đô. Có thể nói là vương quốc Babilon hơn một nghìn năm trước đây đã được phục hồi mà còn mở rộng thêm lãnh thổ, phát triển kinh tế và văn hoá cao hơn. Vì vậy trong lịch sử, vương quốc Chaldée cũng được gọi là vương quốc Babilon mới.
Vương quốc này đã đạt tới thời cực thịnh dưới triều vua Nabuchodonosor. Ông chủ trương dùng vũ lực mở rộng đất đai, đánh chiếm Syria, Palestine. Năm 597 và 586 trước Công nguyên, ông hai lần tấn công Jerusalem, diệt vương quốc Do Thái, bắt tất cả quý tộc, tăng lử thương nhân và thợ thuyền Do Thái về quản chế ở Babilone. Đó chính là các “nhà tù Babilone'' thường nhắc tới trong Kinh Thánh.
Nabuchodonosor ra sức xây dựng lại khu trung tâm Babilone thành một kinh đô nguy nga đồ sộ, nơi trung tâm văn hoá và trung tâm công thương nghiệp của Tây bộ châu Á thời đó. Thành có mười vạn dân, chung quanh có thành quách và công sự kiên cố, bên trong là những cung điện, phố xá huy hoàng tráng lệ. Nabuchodonosor còn ra lệnh cho xây một ''vườn hoa treo'' trên một trái núi, đứng ở đó có thể nhìn bao quát toàn cảnh thành Babilone. Vườn hoa ấy được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Thành phố Babilone mới được xây dựng thật hùng vĩ nguy nga. Hơn một trăm năm sau, nhà sử học Hy Lạp Hésodote khi đến thăm Babilone vẫn còn khen đó là thành phố phồn hoa xinh đẹp nhất thế giới.
Người Babilon thời vương quốc Chaldée đã thâu tóm được các nền văn hoá cổ đại ở khu vực Lưỡng Hà, tiếp thu và phát huy thêm di sản văn hoá của người Sumer, người Accad. Thời đại Chaldée, thiên văn học đã thật sự phát triển tới giai đoạn khoa học. Các nhà thiên văn học Babilone chia đường xích đạo ra làm 360 độ, chia các ngôi sao trên bầu trời ra thành mười hai cung, gọi là ''mười hai cung hoàng đạo” (zodiaque) . Người Babilon đã phát hiện được năm hành tinh, đặt tên cho nó, rồi cùng với tên gọi mặt trời mặt trăng được dùng để đặt tên cho bảy ngày trong một tuần lễ. Ngày nay tuần lễ bảy ngày được áp dụng trong việc tính ngày tháng trên khắp thế giới là bắt nguồn từ đó. Không những thế vào đầu thế kỷ VI trước Công nguyên, các nhà thiên văn học Babilone đã biết được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xuất hiện có quy luật và có thể tính trước được.
Nabuchodonosor trị vì được 44 năm (605 - 561 trước Công nguyên) thì chết, vương quốc Chaldée dần dần suy yếu. Vào lúc này, vương quốc Ba Tư nằm ở phía đông Babilone, thuộc cao nguyên Iran cường thịnh nhanh chóng. Năm 538 trước Công nguyên, vua Ba Tư là Cyrus đem quân vây hãm đánh chiếm Babilone, tiêu diệt vương quốc Babilone mới. Từ đó nền văn minh lưu vực Lưỡng Hà cổ đại cũng chấm đứt.