Tài liệu: 1946 - những năm 1990: châu Âu

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

1946 - NHỮNG NĂM 1990: CHÂU ÂU Năm 1950, một cuộc xung đột về ý thức hệ và chính trị nổi lên giữa Liên bang Xô Viết và Mỹ và được biết dưới lên ''Chiế
1946 - những năm 1990: châu Âu

Nội dung

1946 - NHỮNG NĂM 1990:

CHÂU ÂU

Năm 1950, một cuộc xung đột về ý thức hệ và chính trị nổi lên giữa Liên bang Xô Viết và Mỹ và được biết dưới lên ''Chiến tranh lạnh''; nó phân chia Châu Âu và thế giới.

LIÊN MINH QUÂN SỰ

NATO. Tổ chức minh ước Bắc Đại Tây Dương năm 1949 là một liên minh nhằm tổ chức hỗ trợ nhau về mặt quân sự giữa một số quốc gia ở Tây Âu với Canada và Mỹ đe chống lại sự xâm lăng của bất cứ một quốc gia nào khác.

Hiệp ước Warsaw. Năm 1955 để đối phó lại với việc thành lập NATO, Liên bang Xô viết thành lập một liên minh các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu gọi là Minh ước Warsaw. Nó cho phép quân đội Liên Xô trụ lại ở các quốc gia trong minh ước.

1956 - Hungary. Năm 1956, Ba Lan và Hungary đòi tách ra khỏi khối Warsaw, và họ có chiều hướng đi ngược lại mục tiêu của khối. Sau đó, ở Ba Lan tình hình có lắng dịu nhưng Hungary thì tình hình ngày càng xấu đi. Ngày 4 tháng 11 quân đội Xô viết vào Budapest, nhằm ổn định lại tình hình.

1957 - Các nước châu Âu liên hiệp. Ngày 25 - 3, sáu nước: Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Luxemburg ký một hiệp ước tại Roma đưa tới việc thành lập Cộng Đồng Kinh tế châu Âu hay Thị Trường Chung châu Âu. Hiệp ước Roma loại bỏ các hàng rào thuế quan giữa các quốc gia và thiết lập giao lưu tự do về lao động, vốn là hàng hoá trong các quốc gia thành viên. Trong vòng 30 năm qua các quốc gia như: Anh, Đan Mạch, Ireland và sau này Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tham gia cộng đồng, khiến nó thành một lực lượng thương mại có thế lực.

1968 - Sinh viên xuống đường ở Paris. Sau Thế Chiến II, sinh viên Đại học gia tăng rất nhanh ở nhiều quốc gia châu Âu. Số đông sinh viên mới đòi cải tổ giáo dục và xã hội và thách thức các giá trị cổ truyền. Tại Pháp một sự kiện nghiêm trọng xảy ra. Sinh viên xuống đường để đòi chi phí nhiều hơn cho giáo dục và đòi hiện đại hoá chương trình học. Các cuộc biểu tình ở Paris bị cảnh sát dẹp tan thì các cuộc náo loạn lại tiếp diễn. Các công nhân hậu thuẫn cho sinh viên, và có một cuộc tổng đình công phản đối các chính sách của Tổng Thống Pháp, Tướng De Gaulle. De Gaulle buộc phải nhượng bộ, ông hứa cải cách cho sinh viên và hứa một mức lương tối thiểu cho công nhân.

1968 - Mùa xuân Prague. Đầu năm 1968 Alexander Dubeck (1921 - 1 992) trở thành bí thư thứ nhất đảng Cộng sản ở Tiệp, một quốc gia ở tâm  điểm của châu Âu. Dubeck bắt đầu canh tân dần chính quyền tổ chức lại guồng máy hành chính, theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập và khích lệ một sự trưởng thành mới trong sinh hoạt trí thức.

1980 - Công đoàn “Đoàn kết” Ba Lan. Trong những năm 1970, các quốc gia Đông Âu càng ngày càng muốn tách rối khỏi quyền lực Liên Xô. Ở Ba Lan một công đoàn độc lập được biết dưới danh hiệu Đoàn Kết được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của một công nhân thợ điện của xưởng đóng tầu Gdask tên là Lech Walesa (sinh 1943).

Công Đoàn Đoàn kết tổ chức một cuộc tổng đình công trong cả nước. Chính quyền buộc phải chấp nhận nhượng bộ bằng vài cải cách nhưng vào ngày 14 tháng 12 năm 1981 thiết quân luật, cấm chỉ Công đoàn Đoàn kết và bỏ tù Walesa cùng với một số lãnh tụ khác trong một thời gian ngắn. Trong vòng 10 năm kế tiếp cho tới năm 1989 lệnh cấm chỉ được giải tỏa và các ứng cử viên của Đoàn Kết gặt hái được kết quả ngoạn mục trong cuộc Tổng tuyển cử. Việc tách khỏi Liên Xô tạo điều kiện cho Công đoàn  Đoàn Kết chiếm được quyền hành và năm 1990 Walesa được bầu làm Tổng Thống nước Ba Lan.

1985 - Gorbachev lãnh đạo Liên bang Xô viết. Tháng 3 - 1985 Mikhail Gorbachev (sinh 1931) trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô. Ông muốn cải tổ đời sống xã hội và kinh tế của Liên Xô. Ông hứa một sự tái thiết qui mô đất nước Xô Viết (perestroika) và ban hành một chính sách cởi mở (galnost) để cho nhân dân Xô Viết ý thức được những thay đổi đang xảy ra. Dưới thời Gorbachev, quan hệ với các cường quốc phương Tây đã cải thiện và thoả hiệp lịch sử đã được ký năm 1987 với Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan để giới hạn một số phi đạn hạt nhân. Có những thay đổi quan trọng về hiến pháp. Gorbachev được bầu làm Tổng Thống Liên Xô năm 1989. Vào lúc này có một sự bất ổn gia tăng trong các nước Cộng hoà Xô viết, trong số đó nhiều nước Cộng hoà muốn được độc lập hoàn toàn. Nền kinh tế lụn bại, nạn khan hiếm lương thực gia tăng làm cho vị trí của Gorbachev trong nước trở nên yếu ớt. Ông sống sót sau một cuộc đảo chính non năm 1991, nhờ sự hậu thuẫn của vị Tổng Thống nhiều quyền lực ở Liên bang Nga, Boris Yelstin, sau đó ông từ nhiệm. Các nước Cộng hoà tuyên bố độc lập và Liên bang Xô Viết không còn tồn tại kể từ ngày 21-12-1991. Nó được thay thế bằng cộng đồng của các quốc gia độc lập.

Ngày 26 - 3 - 2000. Quyền Tổng thống Nga V.Putin, 48 tuổi, đắc cử Tổng thống và trở thành vị Tổng thống thứ hai của Cộng hoà Liên ban Nga.

TÁI THỐNG NHẤT

Năm 1989, bức tường Berlin, một biểu tượng dài ngày của tình trạng chia cắt được hạ xuống. Bạn hữu, gia đình lại được sum họp với nhau. Một năm sau đó, sự thống nhất chính thể giữa Đông và Tây Đức được thực hiện. Một lần nữa Berlin trở lại thành thủ đô của nước Đức thống nhất.

XUNG ĐỘT Ở BALKANS

Tháng 6 - 1991 các nước Cộng Hòa Slovenia và Croatia tuyên bố độc tập tách khỏi Liên bang Nam Tư. Năm 1992 Bosnia theo gương ấy và trong vòng vài tháng Nam Tư bị phân tán thành những quốc gia độc lập, trong số đó Serbia là hùng mạnh hơn cả, và bột phát thành cuộc chiến đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ sau Thế Chiến II, bất chấp các nỗ lực tìm kiếm hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Các lực lượng Serbia theo đuổi một chính sách được biết dưới tên ''thanh lọc chủng tộc'' trục xuất tất cả những người Hồi giáo hoặc không phải Serbia ra khỏi nhà của họ ở thành thị cũng như thôn quê.

1946 - NHỮNG NĂM 1990 - CHÂU MỸ

Trong khi các quốc gia châu Mỹ La Tinh tìm phương pháp mới để xây dựng nền kinh tế vững chắc, thì nước Mỹ đã trở thành quốc gia giàu nhất trên thế giới. Mỹ cạnh tranh với Liên bang Xô viết để giành quyền lực và ảnh hưởng trên cả thế giới. Hàng tỉ đô la đã được dùng để sản xuất vũ khí và viện trợ cả về mặt kinh tế lẫn quân sự cho các quốc gia đồng minh gồm cả châu Mỹ La Tinh.

1955 - Cuộc đảo chỉnh của quân đội Argentina. Giữa những năm 1940 và 1960, một số chính quyền quốc gia phát động những chương trình kỹ nghệ hoá để sản xuất nhiều loại hàng hoá theo quy trình công nghiệp và để cho nền kinh tế của họ trở nên tự chủ. Một giai cấp những nhà công nghiệp giàu có được hình thành, và giai cấp công nhân trở lên mạnh hơn. Quyền lực nằm trong tay liên Minh “Dân Kiểm'' giữa công nhân và nhà kỹ nghệ, đoàn kết với nhau nhờ những thủ lãnh rất năng nổ như Tổng Thống Argentina Peron (1895 - 1974). Các địa chủ mất nhiều khi nhà nước giữ giá nông nghiệp thấp để cho lương thực rẻ. Nhiều công nghiệp mới không thể trả được nợ nước ngoài khi giá cả thế giới về những mặt hàng truyền thống của họ giảm xuống. Trong thời gian suy thoái, quyền lợi của các nhà kỹ nghệ và quyền lợi của các công nhân trở nên mâu thuẫn với nhau và Liên Minh Dân Kiểm sụp đổ. Những cuộc đảo chánh do quân đội chủ mưu, được các địa chủ hậu thuẫn, đưa quân đội lên nắm quyền hành ở Argentina (1955), Brazil (1964) và Chile (1973).

CHIẾN TRANH DU KÍCH

Vào những năm 1960, một số nhóm chính trị ở châu Mỹ La Tinh đã quyết định là chỉ có chiến tranh du kích mới tiêu diệt được những lãnh tụ quân đội độc tài và chấm dứt tình trạng họ được các thế lực ngoại bang hậu thuẫn. Du kích bắt cóc các nhà ngoại giao nước ngoài, đòi thả các tù nhân chính trị để trao đổi và tấn công tài sản Mỹ. ''Che'' Guevara, một người cộng sản Argentina, gia nhập du kích quân Cu Ba lật đổ nhà độc tài CuBa Batista năm 1959. Sau đó ông đi Bolivia để ủng hộ cuộc cách mạng ở đó và ông đã bị quân đội giết. Ông được các lực lượng cách mạng khắp thế giới suy tôn  như một liệt sĩ.

NHỮNG NĂM 1950

Người Mỹ da đen đòi bình đẳng. Vào những năm 1950 người Mỹ da đen đẩy mạnh cuộc chiến đấu đòi quyền công dân và chấm dứt sự phân biệt chủng tộc - sự cố tình chia rẽ về chủng tộc trong giáo dục, trong các phương tiện vận tải công cộng, v.v… Hàng triệu người tham gia những cuộc phản đối ôn hoà. Một sự kiện nổi bật là một cuộc tẩy chay kéo dài cả năm trời các xe bus phân biệt chủng tộc ở Montgomery, Alabama, năm 1955 - 1956, do Mục sư nhóm Baptist Martin Luther King Jr, cầm đầu. Vào năm 1963 King và những người theo ông hằng ngày diễu hành qua Toà Đô Chính ở Birmingham, Alabama, mặc dầu bị các người có chức có quyền trong thành phố thả chó và các vòi nước ra tấn công. Sau đó, cũng trong năm ấy, một cuộc phản đối lớn nhất trong lịch sử của thủ đô: 200.000 người phát động một cuộc tuần hành ở Washington DC. Cúi đầu trước công luận, Quốc Hội thông qua những luật lệ về quyền công dân 1964 - 1965, coi là phi pháp những hành vi phân biệt chủng tộc trong việc làm, trong giáo dục và nhà ở công cộng và bảo vệ quyền bỏ phiếu của người da đen.

MARTIN LUTHER KING JR

Sinh năm 1929 ở Atlanta, Georgia, King trở thành một giáo sĩ và một nhà hùng biện có uy thế. Ông thuyết phục những người Mỹ da đen phản kháng trong hoà bình và tự trọng. Bản thân ông tham dự các cuộc biểu tình và sự sẵn sàng ngồi tù (trên 16 lần vào nhà tù) cho lý tưởng của mình, ông trở thành người bảo vệ quyền người da đen được kính trọng nhất. Sau cái chết của ông, 1968, sự giận dữ và phản kháng bùng nổ đã đưa tới sự xuống đường trong 125 thành phố.

1962 - Cuộc khủng hoảng Cuba. Năm 1945 Mỹ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki ở Nhật, phá hủy hai thành phố và chứng tỏ quyền năng hãi hùng của các loại vũ khí mới. Thế Chiến II chấm dứt ngay sau đó, nhưng hoà bình có vẻ như bất ổn bởi sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô. Cả hai thế lực đều xây dựng những vũ khí hạch tâm đắt tiền và tàn phá đến độ không quốc gia nào khác dám tấn công. Sự ''cân bằng'' này giúp giữ được hoà bình. Năm 1962 tình báo Mỹ nhận thấy có phi đạn hạch tâm của Liên Xô ở Cuba. Tổng Thống Kenedy đưa thủy quân Mỹ đến phong toả hòn đảo. Cả thế giới nín thở, sợ có một thế chiến nữa, nhưng Liên Xô đã có thiện ý để ngăn chặn chiến tranh tái phát. Họ đồng ý rút vũ khí. Các nhà lãnh tụ thế giới nhận thấy mối quan hệ không tốt sẽ gây nguy hiểm cho nền hoà bình thế giới, họ ký hiệp ước về giới hạn thử vũ khí hạt nhân vào năm 1963.

1969 - Những nhà du hành đáp xuống Mặt trăng . Qua hàng thế kỷ con người mơ ước đi vào không trung. Từ thế kỷ 17 các nhà khoa học kim hiểu về vũ trụ qua các kính viễn vọng nhưng chỉ sau Thế Chiến II sự phát triển các phi đạn mới làm cho việc thám hiểm không gian có thể thực hiện được. Năm 1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik I vào quỹ đạo để quan sát trái đất từ không trung. Đây là một đòn mạnh đánh vào niềm tự hào của người Mỹ. Một cuộc chạy đua về không gian bắt đầu giữa hai thế lực. Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin là người đầu tiên đi xung quanh quỹ đạo của Trái đất (1961), nhưng năm 1969 phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đáp xuống Mặt trăng. Từ đó các nhà khoa học Mỹ tập trung vào việc phóng vệ tinh để thi hành nhiệm vụ như quan sát thời tiết, khảo sát sinh hoạt quân sự và gửi các bức ảnh hình thông tin các sự kiện mới từ khắp nơi trên truyền hình.

1946 - NHỮNG NĂM 1990  CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Sau Thế Chiến II, nhiều quốc gia châu Úc được tự do mặc dầu Pháp và Mỹ còn duy trì sự kiểm soát trên nhiều đảo. Nhiều vụ thử hạt nhân hoặc thải hạt nhân của Mỹ và Nhật gây nhiều phẫn nộ. Sự di dân của nhiều quốc gia tới úc đã làm thay đổi bộ mặt châu Úc. Dân bản địa được trao quyền công dân, Úc và Tân Tây Lan ít bị ràng buộc hơn với Anh và phát triển những mối quan hệ với Á châu.

1975 - Một quốc gia mới ở New Guinea. Papua New Guinea (PNG) nơi cư ngụ của 3 triệu người với trên 700 thứ ngôn ngữ đã tuyên bố độc lập năm 1975. New Guinea phát triển nhanh chóng, đa số đất thuộc quyền sở hữu của các cộng đồng, không phải của cá nhân. PNG có nhiều rừng, nhiều núi, dân chúng thưa thớt. Có trữ lượng lớn đồng đen và vàng. Trên đảo Bougainville, nơi có hàng loạt những mỏ đồng, cũng có những nỗ lực muốn tách ra khỏi phần còn lại của đất nước.

SỰ THÁCH THỨC TOÀN CẦU

Khi mà thế kỷ 20 sắp qua đi, nhiều người tin là thế giới đang trong cơn khủng hoảng. Sự tăng trưởng về kinh tế đem lại nhiều vấn đề. Sự ô nhiễm do công nghiệp và cách sử dụng cẩu thả những tài nguyên thiên nhiên đang phá hoại môi trường mỏng manh, làm tổn  thương bầu không khí, hủy hoại các chủng loại sinh vật và thực vật, và rất có thể đe doạ cả cuộc sống của con người. Đồng thời hố ngăn cách giữa các nước nước giàu và nghèo ngày một lớn. Chưa bao giờ thế giới lại có những người đói và không nhà cực nhiều như ngày nay. Ngày nay trên 5 tỉ người sống trên Trái đất, vào năm 2100 một số lượng gấp đôi sẽ hiện diện và phần lớn sẽ sống trong sự nghèo khổ hoàn toàn.

Ô NHIỄM

Ô nhiễm là sản phẩm phụ của cuộc sống kỹ nghệ hiện đại và ảnh hưởng tới toàn thể thế giới. Các hoá chất nông nghiệp làm đất đai nhiễm độc và đi vào dây chuyền thực phẩm; các thứ phế thải hoá học và kỹ nghệ bị ném xuống biển và sông ngòi. Khí độc từ các xí nghiệp, các nguồn nhiệt điện hay từ khói thải cửa xe hơi đã đi vào khí quyển gây ra cơn mưa axit phá hủy từng khu rừng, hồ nước và các toà nhà. Sự ô nhiễm không khí làm tổn thương tới tầng ozon, lớp khí bảo vệ ngăn không cho những tia cực tím của Mặt trời xuyên qua gây ung thư cho người và thú vật. Việc gia tăng dùng các loại khí có “hiệu ứng nhà kính” làm cho Trái đất nóng lên, có thể thời tiết sẽ thay đổi.

PHÁ RỪNG

Khắp nơi trên thế giới những khu rừng nhiệt đới đang bị phá hủy. Nguyên nhân chính là kỹ nghệ gỗ ngày một phát triển, là việc khai hoang đất để khai thác mỏ, trồng tỉa và chăn nuôi. Từ năm 1945 hầu như một nửa rừng nhiệt đới của thế giới bị phá hủy và tốc độ ấy còn gia tăng gấp đôi kể từ những năm 1980. Những loại cây cần tới 200 năm hay hơn nữa để lớn thì có thể bị đốn chỉ trong vài phút. Rừng bị phá hủy, các chủng loại thú và sinh vật quý hiếm cũng bị phá hủy. Việc mất lớp thảm cây và sự phá hủy các hệ thống rễ phức tạp cũng đưa tới hiện tượng xói mòn và lụt lội.

ĐI TỚI NHỮNG GIẢI PHÁP

Liên Hiệp Quốc tổ chức đại hội đầu tiên về Môi trường sống của con người (UNEP) năm 1972. Từ đó, áp lực của những nhóm ''XANH'' và của công chúng ngày ngày thôi thúc các chính phủ trên toàn thế giới phải coi vấn đề môi trường là ưu tiên hàng đầu. Đã có một vài tiến bộ, năm 1987, 33 quốc gia đã đồng ý loại bỏ từng giai đoạn việc làm thoát khí CFCs (Chlorofluorocar-bons), tác nhân phá hủy tầng ozone. Cũng trong năm ấy Bản tường trình Brundtland của Liên Hiệp Quốc đề nghị những phát triển chấp nhận được (đáp ứng được nhu cầu hiện nay mà không vi phạm những quyền lợi của thế hệ tương lai là thế hệ cũng có quyền hưởng những của cải thiên nhiên của thế giới), như một bước tiến bộ. Nhưng giải pháp thì phức tạp và thay đổi thì chậm chạp. Từ những năm 1980 một số những phát triển có triển vọng nhất là những sáng kiến tập thể được sắp xếp trên bình diện địa phương.

NĂNG LƯỢNG CHO TƯƠNG LAI

Vì dân số thế giới gia tăng, việc cần nhiều năng lượng hơn cho lương thực, hơi ấm và động lực là nhu cầu khắp mọi nơi. Hiện nay 90% năng lượng thế giới phát sinh từ nhiên liệu dưới lòng đất như than và dầu lửa. Nguồn năng lượng khác là gỗ và năng lượng nguyên tử. Nhưng các nguồn năng lượng này đã gây ra những thiệt hại môi trường nghiêm trọng. Hơn nữa, các nguồn dự trữ của thế giới về than đầu và gỗ đốt đang mau chóng cạn dần. Sự tìm tòi nghiên cứu hướng về những nguồn năng lượng không gây ô nhiễm có thể đáp ứng được nhu cầu của những thế hệ tương lai. Càng ngày càng có nhiều người và một số chính quyền nghĩ rằng một tương lai có nguồn năng lượng chấp nhận được sẽ là lương lai bảo quản nguồn năng lượng nhiều hơn và có hiệu quả, cộng với việc sử dụng an toàn và tái tạo được các nguồn năng lượng như Mặt trời, gió, nước và năng lượng thủy triều.

SỰ AN TOÀN VỀ LƯƠNG THỰC

Năm 1985 thế giới sản xuất gần 1.100 cân Anh (500 kg) ngũ cốc và rau củ cho mỗi đầu người, tuy vậy vẫn có khoảng 800 triệu người thiếu ăn, đa số sở châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Gia tăng sản xuất thực phẩm cho một thế giới đang lớn lên và đang đói mà không làm hại tới môi trường quả là một vấn đề nghiêm trọng. Để bảo đảm được lương thực, bản tường trình Brundtland đề nghị việc phân phối đất đai, gia tăng sử dụng các phương pháp trồng tỉa bằng phân hữu cơ và có thể chấp nhận được, dựa trên nhu cầu hơn là ham muốn và việc áp dụng các kỹ thuật truyền thống như đắp luống và dẫn nước tưới trong những kế hoạch địa phương và có cơ sở là cộng đồng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/268-26-633348837114946691/Lich-su-the-gioi/1946---nhung-nam-1990-cha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận