1946 NHỮNG NĂM 1990:
THẾ GIỚI
1946 - NHỮNG NĂM 1990: THẾ GIỚI
Việc thả hai quả bom nguyên tử trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật vào tháng 8 năm 1945 đã chấm dứt cuộc Thế Chiến II. Nhưng nền hoà bình theo sau đó rất mong manh khi hai thế lực thắng trận chính của cuộc chiến - Mỹ và Liên Xô - đối kháng nhau về quyền lực. Hai siêu cường đều phát triển hàng loạt những kho vũ khí hạt nhân hay các loại vũ khí khác để xây dựng những liên minh quân sự kinh tế toàn cầu. Một thế quân bình không lấy gì làm thoải mái tồn tại suốt 40 năm giữa hai bên và được biết dưới tên gọi Cuộc Chiến Tranh Lạnh, vì không có phe nào giao tranh với phe nào một cách trực tiếp.
1946 - NHỮNG NĂM 1990 - CHÂU PHI
Vỏn vẹn trong vòng 12 năm, từ 1956 đến 1968, hầu hết các quốc gia châu Phi đã giành lại được độc lập khi mà làn sóng thay đổi chính trị và kinh tế tràn ngập châu Phi. Năm 1950 toàn bộ châu Phi đều dưới quyền cai trị của châu Âu. Năm 1978 nền cai trị ấy đã bị xoá bỏ, mặc dầu cuộc chiến đấu chống lại một thiểu số cai trị người Âu ở Nam Phi có kéo dài hơn. Các đất nước một có rất nhiều cao vọng nhưng họ ít người có kiến thức, nền kinh tế chậm phát triển và dân số gia tăng nhanh chóng. Không có cơ chế ổn định để sinh hoạt chính trị thể hiện một cách hoà bình. Thông thường, các lãnh tụ trở nền độc tài hoặc quân đội nắm quyền hành, nhiều chính quyền thối nát và hà khắc. Chiến tranh tàn phá một số nước. Nhưng cũng có những tiến bộ, chủ yếu trong nền giáo dục.
Những ngày độc lập.
1956. Độc lập cho Tunisia và Maroc; Algeria theo sau đó vào năm 1926.
1957. Ghana là nước châu Phi đầu tiên mạn Nam Sahara giành được tự do. Năm 1968 các thuộc địa khác của Anh cũng được tự do.
1958 - 1960. 12 trong số 13 thuộc địa phía Nam Sahara của Pháp giành được độc lập.
1974 - 1975. Năm thuộc địa của Bồ Đào Nha giành được tự do sau khi đã đổ nhiều máu.
1980. Zimbabwe được tự do sau cuộc chiến tranh du kích chống chế độ của người da trắng thiểu số.
1990. Namibia hoàn tất độc lập đối với Nam Phi, chấm dứt 1 cuộc chiến lâu dài.
1994. Nam Phi tổ chức 1 cuộc bỏ phiếu đa chủng tộc.
1990 . Khởi đầu sự cáo chung của chính sách phân biệt chủng tộc. Trải dài những năm 1980 áp lực để chấm đút đường lối phân biệt chủng tộc ở châu Phi gia tăng cả ở trong và ngoài nước. Năm 1989 Đảng Quốc Gia cầm quyền chọn một lãnh tụ F.W. de Klerk. Tháng 2 năm 1990 ông trả tự do cho ông Nelson Mandela, thủ lãnh nhóm Đại Hội Quốc Gia châu Phi (ANC), một nhóm đối lập lớn nhất trong nước, và hợp pháp hóa ANC cùng với 30 nhóm chính trị khác. Cuộc thương thảo cho một đường lối dân chủ đa chủng tộc bắt đầu hình thành, và năm 1991 De Klerk thủ tiêu các đạo luật phân biệt chủng tộc. Tiến độ bị khựng lại do áp lực chính trị ở cả những cấp cao và có sự bất hoà giữa ANC, chính quyền những người da trắng cánh hữu quá khích và các đảng phái địa phương, nhất là đảng Tự Do của người Zulu Inkatha. Nhưng một bản dự thảo hiến pháp được hoàn tất vào tháng 11 - 1993 và vào tháng 12 một Hội Đồng Hành Pháp Chuyển Tiếp của nhiều đảng cùng với chỉnh phủ nắm quyền giám sát trong những tháng cuối cùng trước khi có cuộc bầu cử đa chủng tộc năm 1994.
1946 - NHỮNG NĂM 1990 - CHÂU Á
Thế Chiến II đem lại độc lập cho các quốc gia thuộc địa châu Á. Ấn Độ thoát khỏi sự cai trị của Anh và được chia thành 2 quốc gia: Ấn Độ và Pakistan. Trung Quốc phấn đấu nâng cao mức sống và hâm nóng lại chính sách kinh tế. Nhật trở thành một nước dẫn đầu thế giới trên bình diện kinh tế. Sự ra đời của nhà nước Israel đưa tới sự xung đột A Rập – Israel làm kiệt quệ nền kinh tế của tất cả các quốc gia liên quan trong cuộc. Việc khai thác dầu ở Trung Đông đem lại sự sung túc cho những người sống ở đó và làm cho các siêu cường quốc tranh giành nhau ảnh hưởng ở trong vùng.
1947 - Ấn Độ trở thành nước độc lập. Các lãnh tụ Đại Hội Quốc Gia Ấn Độ như Mohand Gandhi muốn một nước Ấn Độ độc lập, thống nhất với người Hồi giáo sống chung hoà hợp với nhau, nhưng đa số người Hồi giáo lại muốn có quốc gia riêng biệt. Sau Thế Chiến II, trong đó quân đội Ấn Độ đã chiến đấu chống lại người Nhật, người Anh cuối cùng quyết định chấp thuận độc lập cho Ấn Độ. Kế hoạch ban đầu là một nước Ấn Độ thống nhất, nhưng bạo lực trong cộng đồng nổ ra giữa Ấn giáo và Hồi giáo chứng minh là kế hoạch không ổn thoả. Chính quyền Anh cùng với các nhà lãnh đạo Ấn Độ đồng ý là Anh sẽ rời bỏ Ấn Độ vào năm 1947 và đất nước được chia thành hai quốc gia. Jawaharla Nehu tra thành Thủ tướng của Ấn Độ với phần lớn là người Ấn giáo, Mohammed Ali Jinnah toàn quyền đầu tiên của Pakistan với Ấn Độ nằm ở giữa. Miền Đông Pakistan có ác cảm với nền cai trị của miền Tây Pakistan giàu hơn và quyền lực hơn và quan hệ trở nên tồi tệ hơn. Năm 1971 nội chiến nổ ra, và miền Đông Pakistan với sự hậu thuẫn của Ấn Độ, tách khỏi Pakistan và trở thành Bangladesh.
1948 - Quốc gia Do Thái được thành lập ở Palestine. Năm 1947 Liên Hiệp Quốc đồng ý thành lập quốc gia Do Thái độc lập. Ngày 14 - 5 - 1 948 quốc gia Do Thái được thiết lập. Các quốc gia A Rập ở gần đó bực bội vì sự can thiệp của những thế lực bên ngoài vào công việc của họ bèn tấn công Israel ngay ngày hôm sau đó. Trên 600.000 người Palestine mất nhà cửa trong cuộc chiến. Các hiệp ước hoà bình để lại cho Israel những phần đất được chia năm 1947 và nhiều vùng được chia cho cho người Palestine. Israel từ chối nhìn nhận quyền của người Palestin, và các quốc gia A Rập cũng từ chối nhìn nhận quyền của người Israel dẫn tới các cuộc chiến tranh năm 1956, 1967 và 1973. Trong cuộc chiến 1967 Israel chiếm bờ Tây sông Jordan và giải Gaza, nơi có trên một triệu người Palestine sống. Nhiều năm bất ổn trong vùng đã đưa tới chiến dịch của những người Palestine chống lại lực lượng chiếm đóng, từ năm 1978, và bị đàn áp rất dã man. Năm 1993 người Palestine nhìn nhận quyền tồn tại của người Israel đổi lấy những nhượng bộ của người Israel gồm sự tự trị hạn chế.
Mao Trạch Đông đưa kế hoạch 5 năm vào Trung Quốc. Sau khi chiến tranh Trung - Nhật chấm dứt năm 1945, nội chiến nổ ra giữa quân đội Cách mạng và Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Năm 1949 Cách mạng kiểm soát toàn bộ đất liền, để Quốc Dân Đảng cai trị hòn đảo Đài Loan. Ngày 01 -10, chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Quốc. Chiến tranh đã để lại cho quốc gia một thời kỳ tài chính hỗn loạn, vì thế năm 1953 Mao Trạch Đông bắt đầu một kế hoạch 5 năm để khôi phục nền kinh tế. Chính quyền quản lý các xí nghiệp và bắt đầu những công cuộc cải cách ruộng đất. Đất lấy của những địa chủ được phân phát lại cho nông dân làm việc trong các nông trại tập thể. Kinh tế được cải thiện và năm 1958 Trung Quốc chủ trương một kế hoạch 5 năm lần thứ hai, Bước Đại Nhảy Vọt. Mục đích là để tăng nhanh sản xuất cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp, nhưng kế hoạch thất bại và kết quả là nạn đói khắp nơi. Vào những năm 1960 sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đem lại nhiều thay đổi nhưng Mao Trạch Đông vẫn chưa hài lòng. Vì thế ông tung ra cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Điều này gây nhiều rối loạn và làm ảnh hưởng đến tháng kế hoạch dài hạn hơn cho tương lai Trung Quốc.
CHIẾN TRANH HÀN QUỐC
Năm 1945 Triều Tiên bị chia thành Bắc Triều Tiên do Liên Xô tiếp quản và Nam Triều Tiên do Mỹ chiếm giữ. Từ năm 1948 cả hai miền đều công bố chính phủ mình là nhà nước hợp pháp duy nhất của Triều Tiên. Khi các lực lượng chiếm đóng rút lui vào năm 1949, những xô xát vùng biên giới đưa tới một cuộc chiến tranh toàn diện vào tháng 6 - 1950. Lực lượng Liên Hiệp Quốc (UN) được gửi tới để giúp Nam Triều Tiên, trong khi hàng ngàn binh lính Trung Quốc chi viện cho Bắc Triều Tiên. Tư lệnh lực lượng Liên Hiệp Quốc tướng Duglas Mac Arthur kêu gọi một cuộc tấn công toàn lực vào Trung Quốc, nhưng các viên chức Liên Hiệp quốc muốn giới hạn chiến tranh và bắt đầu thương lượng về hoà bình. Tháng 7 - 1953 khi mà trên ba triệu người đã chết hoặc không còn nhà ở, các điều kiện hoà bình cuối cùng một được ưng thuận.
Việt Nam hoàn toàn đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ. Năm 1893, người Pháp đã thuộc địa hoá Campuchia, Lào và Việt Nam, Sau khi Nhật chiếm giữ khu vực trong thời gian 1941 - 1945, phong trào Việt Minh được lãnh tụ Hồ Chí Minh thành lập năm 1941, tuyên bố Việt Nam độc lập (1945). Người Pháp đặt lại sự kiểm soát ở miền Nam Việt Nam và nỗ lực gây áp lực để Việt Minh chấp nhận một Liên bang 3 quốc gia do người Pháp điều khiển. Cuộc chiến tranh nổ ra năm 1946. Quân đội Việt Nam dưới quyền tướng Giáp đạt được một thắng lợi quyết định năm 1954, đánh bại hoàn toàn quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Tiếp đó một hiệp định được ký tại Geneva, Thuỵ Sĩ, tháng 7 - 1954. Pháp chấp nhận độc lập cho Lào và Campuchia. Ở việt Nam, vĩ tuyến 17 được lấy làm ranh giới phân chia hai miền Nam Bắc. Ở miền Nam, chính quyền Diệm được Mỹ hậu thuẫn ngày càng ra sức đàn áp phong trào cách mạng. Nhưng phong trào Cách mạng giải phóng miền Nam ngày càng được củng cố và không ngừng lớn mạnh, mặc dù đã trải qua nhiều thử thách ác liệt.
CHIẾN TRANH VIỆT NAM 1965 – 1975
Năm 1961, chính quyền Mỹ muốn chỗ đứng sự phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. Mỹ bắt đầu đưa quân vào miền Nam Việt Nam nhằm đẩy lui quân giải phóng. Quân Mỹ đổ bộ lên Việt Nam vào đầu năm 1965 và cho tới cuối năm 1966 khoảng 400.000 lính Mỹ có mặt tại Việt Nam. Các phi vụ ném bom miền Bắc trung bình lên tới 164 vụ một ngày. Năm 1968, quân giải phóng mở đợt tấn công Mậu Thân ở miền Nam Việt Nam. Cuộc tổng tấn công không mang đến thắng lợi quyết định, nhưng nó báo trước cho người Mỹ thấy rằng sự thất bại của họ trong cuộc chiến tranh Việt Nam là điều không tránh khỏi. Một năm sau, quân đội Mỹ bắt đầu rút lui. Một cuộc ngưng bắn được thoả thuận vào năm 1973. Tháng 4 - 1975, Việt Nam thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Khoảng 1955 - Nhật bước vào giai đoạn phát triển kinh tế nhanh. Nhật Bản sau những năm chiến tranh bị vất vưởng nghèo khổ. Từ 1945 - 1951, tướng Mỹ Duglas Mace Arthur tư lệnh lực lượng chiếm đóng Nhật chịu trách nhiệm cải tổ và xây dựng lại đất nước bị tàn phá. Khi chiến tranh nổ ra ở Triều Tiên, Mỹ hướng về Nhật để có nguồn cung cấp vật liệu chiến tranh. Kỹ nghệ sản xuất của Nhật đã vươn tới nhiệm vụ cung cấp các trang thiết bị chiến tranh và nền kinh tế bắt đầu vươn lên. Nhật Bản tiếp tục tạo sự giàu có nhờ vào kỹ nghệ và nền kinh tế nội địa lớn lên rất mau chóng. Vào những năm 1970, Nhật trở thành quyền lực kinh tế lớn mạnh thứ hai trên thế giới và giữ nguyên vị trí đó cho tới bây giờ. Nền kinh tế của Hongkong, Singapre, Đài Loan và Nam Hàn cũng lớn mạnh và được biết dưới tên gọi ''Bốn con rồng'' hay ''Những tân nhật Bản''.