Tài liệu: Bức xạ hồng ngoại của các hành tinh

Tài liệu
Bức xạ hồng ngoại của các hành tinh

Nội dung

BỨC XẠ HỒNG NGOẠI CỦA CÁC HÀNH TINH

 

 

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời là những đối tượng quan trắc hồng ngoại đầu tiên của máy móc hiện đại. Sự bắt đầu các chuyến bay vào Vũ Trụ đã dấy lên sự hứng thú đối với các vấn đề về sự sống ngoài Trái Đất. Các nhà thiên văn bắt đầu kiên trì đo nhiệt độ bề mặt các hành tinh và khí quyển của chúng, cố tìm ra những điều kiện thuận lợi cho sự sống. Sự đánh giá về nhiệt độ không mang lại nhiều hy vọng: 5000C trên sao Thuỷ -1400C trên sao Mộc, -1600C trên sao Thổ. Nhưng việc nhà thiên văn Mỹ Uyliam Xintơn khám phá ra hai vạch đặc trưng cho cacbon hiđrat, những hợp chất hữu cơ đơn giản nhất trong phổ hồng ngoại của sao Hoả, đã làm xôn xao dư luận. Tưởng chừng vấn đề về sự sống trên sao Hoả sắp được giải quyết. Nhưng qua kiểm tra cho thấy rằng các vạch do Xintơn phát hiện không có nguồn gốc sao Hoả. Chúng có nguồn gốc Trái Đất và chắc chắn là thuộc về cặp nước nặng trong khí quyển Trái Đất.

Các quan trắc hồng ngoại những hành tinh khổng lồ cho phép xác định cấu trúc khí quyển của chúng, phát hiện nước đá (băng) trên các vệ tinh của chúng. Đã phát hiện ra bức xạ riêng của sao Mộc và sao Thổ liên quan không những tới sự nung nóng bởi các tia nắng Mặt Trời và cả tới các nguồn nhiệt bên trong của những hành tinh ấy.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/446-02-633329641275556250/Vu-tru-hong-ngoai-va-tu-ngoai/Buc-xa-hong-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận