Tài liệu: Ba Lan - Ngoại thương

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vào đầu thập kỷ 1990 các điều kiện kinh tế nội bộ và bên ngoài đã thúc đẩy cho một sự đánh giá lại các chính sách về xuất khẩu và nhập khẩu của Ba Lan.
Ba Lan - Ngoại thương

Nội dung

Ngoại thương

Vào đầu thập kỷ 1990 các điều kiện kinh tế nội bộ và bên ngoài đã thúc đẩy cho một sự đánh giá lại các chính sách về xuất khẩu và nhập khẩu của Ba Lan. Những thị trường xuất khẩu ở Liên Xô, vốn trước kia mang lại lợi nhuận, nay đã trở thành một nguồn thu nhập kém tin cậy sau khi quốc gia này bị tan rã, và ngoại tệ cũng đã trở thành phương tiện trao đổi chủ yếu giữa các thành viên cũ của liên bang này. Trong tình hình này, ngoại thương với các nước phương Tây vốn có nhu cầu lớn hơn rất nhiều đã trở thành mục tiêu chính trong chính sách ngoại thương của Ba Lan.

Cơ chế ngoại thương

Các nền kinh tế hoạch định tập trung thường hạn chế đến mức tối đa việc giao dịch với các thị trường tự do bởi vì hệ thống quan liêu tập trung của nó không thể điều chỉnh một cách nhanh nhậy với những thay đổi trong thị trường nước ngoài. Mức độ tự cung lự cấp cao vốn là mục tiêu kinh tế của khối Comecon đã làm cho việc giao dịch với phương Tây trở nên khó khăn đối với những nền kinh tế như của Ba Lan. Mặt khác, những thỏa thuận trao đổi song phương vốn là đặc điểm của khối Comecon thường làm cho việc mở rộng ngoại thương trong tổ chức này trở nên khó khăn.

Chính sách độc quyền về ngoại thương của nhà nước là một bộ phận của hệ thống kinh tế hoạch định tập trung. Ngay cả sau khi đã phân quyền trong lĩnh vực này ở Ba Lan vào thập kỷ 1980, Bộ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại cũng vẫn duy tân những sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tất cả các hoạt động ngoại thương. Các hoạt động ngoại thương trong hệ thống chính quyền trước kia được tiến hành chủ yếu bởi các tổ chức ngoại thương chuyên dụng, vốn cô lập những nhà sản xuất về các mặt hàng xuất khẩu và những nhà nhập khẩu về những sản phẩm nhập khẩu từ thị trường thế giới. Sau đó, đến cuối thập kỷ 1980 một số các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp hợp tác đã nhận được giấy phép từ Bộ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại dề có thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động ngoại thương. Và đến năm 1988 số lượng các đơn vị được cấp phép tiến hành các giao dịch ngoại thương đã tăng lên gấp ba lần.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn thích phương cách thực hiện ngoại thương thông qua các tổ chức ngoại thương, vốn không có rủi ro cho phía họ và được thị trường Comecon bảo đảm, đồng thời tránh được các nỗ lực tiếp thị và các yêu cầu về kiểm soát chất lượng. Trước năm 1990 ngoại thương ở Ba Lan có các đặc điểm như: cần có giấy phép để tiến hành bất kỳ giao dịch ngoại thương nào, sự phân bổ hạn ngạch của nhà nước đối với hầu hết các nguyên vật liệu và hàng bán thành phẩm xuất khẩu và nhập khẩu, sự phân bổ và kiểm soát của nhà nước đối với việc trao đổi và chuyển khoản của hầu hết các loại ngoại tệ, một tỉ giá hối đoái độc đoán thiếu tất cả các mối liên quan với tình hình kinh tế thực tế bên ngoài. Ngay cả trong số các nước của khối Comecon, nền ngoại thương của Ba Lan vẫn có một giá trị thấp. Tỉ trọng về xuất khẩu trên thế giới của nước này, vốn từ 0,6% năm 1985 đã tụt xuống còn 0,4% năm 1989. Tỉ trọng về nhập khẩu còn tụt giảm xuống nức thấp hơn nữa, từ 0,5% xuống còn 0,3% trong cùng thời gian đó.

Đầu năm 1990 Ba Lan bước vào một quá trình chuyển đổi lớn lao, trong đó việc tái hội nhập vào nền kinh tế thế giới và mục tiêu hàng đầu. Chính quyền đã tháo gỡ cơ chế ngoại thương hiện hữu để thay thế bằng một cơ chế thích hợp với một nền kinh tế thị trường mở cửa. Sự thay đổi này dã bãi bỏ giấy phép trước kia phải có để tiến hành các hoạt động ngoại thương, bãi bỏ các loại hạn ngạch, chỉ trừ các hạn ngạch mậu dịch với Liên Xô, ban hành tình trạng hối đoái tự do đối với các loại ngoại tệ, và chấp nhận tỉ giá hối đoái như một công cụ chính để điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu.

Đầu tư nước ngoài

Cuối năm 1991 Ba Lan đã nhận dược 2,5 tỉ USD từ Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác, và 3,5 tỉ USĐ từ nguồn tín dụng song phương với các chính quyền phương Tây. Tuy nhiên, năm 1992 khả năng thu hút hạn chế của nước này vẫn làm giới hạn số lượng tiền mặt và tín dụng có thể sử dụng. Chỉ có 428 triệu USD được sử dụng vào năm 1990, và khoảng 800 USD dược sử dụng vào năm 1991.

Cán cân thanh toán tiền thiếu hụt của Ba. Lan, được tính bằng sự chênh lệch giữa lượng tín dụng sử dụng và số tiền trả những món nợ quốc gia, đã cao hơn 1,3 tỉ USD vào năm 1989, 312 triệu USĐ vào năm 1990, và 449 triệu USD vào năm 1991 . Về lâu về dài, ngay cả số tín dụng đầu tư và sự tăng trưởng liên tục trong xuất khẩu cũng không thể duy trì một cán cân thanh toán thăng bằng nếu như không có một nguồn dồi dào về đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Những doanh nghiệp hợp tác với các cơ sở nước ngoài cũng có nhiều nỗ lực tiếp cận với công nghệ tiên tiến, có hoạt động mậu dịch xuất khẩu tết hơn, cải tiến trong quản lý và đào tạo và có những cơ hội việc làm hấp dẫn cho các thành phần trẻ trong lực lượng lao động. Trong năm đầu tiên của chính quyền mới đã có một làn sóng đầu tư, trong đó lượng giấy phép được cấp để thành lập các công ty nước ngoài đã tăng hơn gấp đôi. Một số các cơ sở của Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan và Nhật đã bắt dầu đặt những doanh nghiệp tại Ba Lan. Trong khi đó, tỉ lệ các giấy phép cấp cho các cơ sở của Đức đã giảm từ 60% của năm 1989 xuống còn 40% của năm 1990.

Tuy nhiên, mặc dù Ba Lan dã áp dụng các cơ chế pháp lý rất tự do về đầu tư trong khoảng giữa năm 1991, trong năm này số lượng đầu tư cũng không gia tăng theo dự đoán. Trong năm 1991 và 1992 các nhân tố chính dẫn đến tình trạng này là sự bất ổn chính trị, sự xung đột và thay đổi chậm chạp trong chính sách kinh tế, một hệ thống tính thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài còn nhiều khiếm khuyết, và sự tụt giảm mạnh về tổng sản lượng quốc gia. Mặc dù có sự gia tăng về số lượng các dự án đầu tư trực tiếp đã đăng ký trong vòng từ 1989 đến 1991 , số lượng tư bản dăng ký vào các dự án này chỉ có 353 triệu USD năm 1990 và 670 triệu USD năm 1991. Ngoài ra, số lượng đầu tư thực tế không cao hơn 40% số lượng đã đăng ký.

Cuối năm 1991 có khoảng 4.800 doanh nghiệp đang hoạt động với các đối tác nước ngoài. Trong số này có 43% trong lĩnh vực công nghiệp, 24% trong lĩnh vực mậu dịch, và 6,6% trong lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng hai phần ba các dự án kinh doanh nước ngoài tập trung tại các trung tâm kinh tế ở Warsaw, Poznan, Gdansk, Szczecin, Katowice và Od, có nghĩa là đầu tư nước ngoài đã không làm lợi cho nhiều khu vực kém phát đạt của Ba Lan. Tổng kết lại, các đối tác nước ngoài đã tạo ra một lợi nhuận dưới mức 1% trong tổng số thu nhập quốc gia của Ba Lan trong năm 1991.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2131-02-633492956407968750/Kinh-te/Ngoai-thuong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận