Tài liệu: Có gì nghịch lý trong các tiên đề của Einstein không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hai hệ quả đầu tiên trong các tiên đề của Einstein là trái với trực giác.
Có gì nghịch lý trong các tiên đề của Einstein không?

Nội dung

Có gì nghịch lý trong các tiên đề của Einstein không?

Hai hệ quả đầu tiên trong các tiên đề của Einstein là trái với trực giác.

1) Không thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Bạn hãy tưởng tượng mình đang ở trong một con tàu vũ trụ và con tàu phát một tia sáng về phía trước. Bạn thấy tia sáng này rời xa bạn với tốc độ c. Người ở một con tàu vũ trụ khác nhìn thấy bạn đi qua. Người ấy đo tốc độ của ánh sáng này và cũng tìm thấy giá trị c. Từ đó anh ta kết luận: con tàu của bạn tiến chậm hơn ánh sáng.

2) Tính đồng thời là tương đối. Bạn luôn luôn ở trong con tàu vũ trụ và bật đèn ở giữa buồng lái. Vì ánh sáng di chuyển với cùng tốc độ theo mọi hướng, nên bạn nhìn thấy nó tới từng vách buồng lái chính xác cùng lúc. Ngược lại, người quan sát kia không đồng ý với bạn, vì con tàu của bạn tiến lên, nên ánh sáng sẽ đi khoảng cách ngắn hơn để tới vách sau của buồng lái so với vách trước, do đó nó sẽ đến vách sau nhanh hơn. Kết luận: hai sự kiện cùng lúc ở hệ này sẽ không như vậy ở hệ khác.

Với Einstein, từ “đồng thời” không có ý nghĩa tuyệt đối nữa. Trước khi dùng nó, lúc nào chúng ta cũng phải xác định rằng mình đang ở trong hệ quy chiếu nào (ở đây là con tàu này hay con tàu kia).

Ta hãy nhấn mạnh một nghịch lý: tính không đổi của tốc độ ánh sáng có nghĩa là trong vòng một giây, sóng ánh sáng ở cách mỗi người quan sát 299.793 kilomet, trong khi những người này không còn ở cùng chỗ nữa! Chỉ có thể có một cách giải thích: các số đo thời gian và không gian bị sai lệch do chuyển động.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1933-02-633465263616875000/Thuyet-tuong-doi-hep/Co-gi-nghich-ly-tron...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận