Tài liệu: Chuyển động của ánh sáng có tương đối không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Galilei cho rằng ánh sáng di chuyển với tốc độ có hạn, nhưng ông không đo được mà chỉ kết luận rằng tốc độ này phải rất lớn.
Chuyển động của ánh sáng có tương đối không?

Nội dung

Chuyển động của ánh sáng có tương đối không?

Galilei cho rằng ánh sáng di chuyển với tốc độ có hạn, nhưng ông không đo được mà chỉ kết luận rằng tốc độ này phải rất lớn. Với các kỹ thuật sẵn có ở thế kỷ XIX, người ta đã thu được một giá trị xấp xỉ 300.000 km/giây. Khi vấn đề này đã giải quyết được, thì một cuộc tranh luận khác nổ ra: ánh sáng có bản chất sóng hay hạt? Vấn đề này tạm được giải quyết vào năm 1860 nhờ thí nghiệm của hai nhà vật lý Pháp, Fizeau và Foucault. Ánh sáng chậm lại khi truyền vào nước. Điều đó có nghĩa nó là sóng. Nhưng vào thời ấy, nói đến sóng tức là nó đến môi trường truyền. Trên thực tế, các sóng đã biết lan truyền dần dần qua sự biến dạng của môi trường xung quanh (không khí, nước...). Vậy môi trường nào cho phép truyền ánh sáng từ  Mặt trời và các sao tới Trái đất? Người ta gọi nó là "ête'' (éther) mà không biết gì về nó cả.

Năm 1880, nhà khoa học Mỹ, Michelson, muốn làm rõ sự di chuyển của Trái đất trong ête. Người ta tiên đoán rằng tốc độ của ánh sáng sẽ không giống nhau tùy theo người ta do nó cùng chiều hoặc ngược chiều với chuyển động của trái đất. Trên thực tế, Trái đất trên quỹ đạo của nó bám theo ánh sáng theo chiều này và tránh nó theo chiều kia. Do đó, khi so sánh hai tốc độ này, người ta thấy chênh nhau khoảng 30 km/giây. Thiết bị do Michelson sáng chế có thể phát hiện được sự chênh lệch này. Nhưng kết quả chỉ là hình thức vì không hề có sự thay đổi nào trong tốc độ của ánh sáng. Mọi điều xảy ra như thể trái đất lúc nào cũng bất động trong ête. Các nhà vật lý đã cố tìm hiểu kết quả ngỡ ngàng này trong 25 năm.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1933-02-633465261501562500/Thuyet-tuong-doi-hep/Chuyen-dong-cua-anh-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận