Tài liệu: Sao Kim có thể che khuất Mặt trời không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vì quỹ đạo của Sao Kim nằm giữa Trái đất và Mặt trời nên người có lý khi cho rằng hành tinh này có thể thỉnh thoảng ''che khuất'' Mặt trời.
Sao Kim có thể che khuất Mặt trời không?

Nội dung

Sao Kim có thể che khuất Mặt trời không?

Vì quỹ đạo của Sao Kim nằm giữa Trái đất và Mặt trời nên người có lý khi cho rằng hành tinh này có thể thỉnh thoảng ''che khuất'' Mặt trời. Thật ra, hiện tượng được gọi là ''quá cảnh'' (transit) này rất hiếm. Trong thiên kỷ thứ hai, nó đã chỉ diễn ra…14 lần!

Hiện tượng che khuất này rất tương đối vì Sao Kim bề ngoài nhỏ nhỏ hơn đĩa Mặt trời khoảng 30 lần, nên chỉ che được một phần bề mặt của đĩa! Vòng quá canh theo một định kỳ kép: hai lần trong 8 năm, rồi một lần trong 105 năm và sau đó 6 tháng hoặc 121 năm và sau đó 6 tháng. Chẳng hạn, lần Sao Kim đi qua trước Mặt trời gần đây là  ngày 6 tháng 12 năm 1882.

Nhà thiên văn Johannes Kepler là người đầu tiên dự đoán một lần quá cảnh của của Sao Kim là ngày 7 tháng 12 năm 1631, mà nhà thiên văn Anh, Jeremiah Horrocks đã cố quan sát. Việc quan sát những lần đi qua này trước Mặt trời sau đó là một trong những thách thức khoa học lớn nhất trong hai thế kỷ rưỡi. Trên thực tế, nhà thiên văn Edmund Halley đã có ý nghĩ đơn giản và có duyên là sử dụng những lần quá cảnh ấy làm thước dây cho quy mô hệ Mặt trời, vì sự quá cảnh, nhân từ hai điểm xa nhau ở bề mặt Trái đất, không xảy ra chính xác cùng lúc.. Gói bé (8,78'') giữa hai người quan sát giả định, người này ở cực, người kia ở xích đạo, thể hiện "thị sai của Mặt trời''. Từ giá trị còn chưa được biết này ở thế kỷ XVIII, các phép tính lượng giác đơn giản đã giúp rút ra khoảng cách đúng từ Trái đất đến Mặt trời, và đến lượt nó, khoảng cách này hứa hẹn tính được toàn bộ kích thước của hệ Mặt trời, thậm chí suy rộng ra cho toàn bộ Vũ trụ…, nhờ các định luật Kepler. Các chuyến đi, chủ yếu của Pháp và Anh, được chuẩn bị cho lần quá cảnh ngày 6 tháng 6 năm 1761, nhưng tiếc rằng lại diễn ra giữa cuộc chiến tranh của tất cả các quốc gia châu Âu. Trong số nhiều biến cố, có trường hợp của nhà thiên văn Guillaume Joseph Hyacinthe Jean-Baptiste Le Gentil de la Galaisière định đi Pondichéry, Ấn Độ đã bị mắc lại trên một con tàu ở ngoài khơi đảo Maurice và không thể đo được sự quá cảnh của Sao Kim ở đó. Le Gentil đã kiên nhẫn chờ đợi tại chỗ lần quá cảnh tiếp theo và ngày 3 tháng 6 năm l769, ông đã ở gần Pondichéry. Hỡi ôi! Mây che đã ngăn cản lần quan sát thứ hai. Ông bị ốm nên phải mất hai năm mới trở về được Paris và thu hồi tài sản vì những người thừa kế của ông tưởng ông đã chết.

Các lần quá cảnh tiếp theo, ngày 9 tháng 12 năm 1874 và ngày 6 tháng 12 năm 1882 không những đã giúp chỉnh lại các số đo thị sát của Mặt trời, mà nhất là còn làm rõ khí quyển của Sao Kim và bắt đầu nghiên cứu khoa học về nó. Những lần quá cảnh sau nữa là ngày 8 tháng 6 năm 2004 và sắp tới là ngày 6 tháng 6 năm 2012.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1921-02-633464477989218750/Sao-Kim/Sao-Kim-co-the-che-khuat-Mat-troi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận