Tài liệu: Quan niệm của Einstein là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chỉ trong một năm (1905), ngoài ông việc ở Phòng chứng chỉ Thụy Sĩ ở Berne,
Quan niệm của Einstein là gì?

Nội dung

Quan niệm của Einstein là gì?

Chỉ trong một năm (1905), ngoài ông việc ở Phòng chứng chỉ Thụy Sĩ ở Berne, Einstein đã gửi bốn bài báo có tính cách mạng cho tạp chí khoa học Đức, Annalen der Physik (Tập san vật lý). Trong bài thứ tư, ông trình bày nội dung mà ngày nay chúng ta gọi là thuyết tương đối hẹp. Ông đã đi từ ''các thử nghiệm uổng công nhằm phát hiện một chuyển động nào đó của Trái đất so với ête'' để cho rằng không có tính bất động tuyệt đối. San đó, ông đưa ra hai định đề cơ bản để xây dựng thuyết của mình:

1)        Các định luật vật lý là như nhau trong tất cả các hệ quy chiếu[1] quán tính. Vì vậy, ta không thể nhận thấy trạng thái chuyển động của một hệ quán tính bằng cách tiến hành thí nghiệm ở hệ này, vì các kết quả của chúng lúc nào cũng tương đương. Đó là nguyên lý tương đối. Ông đã nhắc lại thuyết tương đối Galilei, nhưng áp dụng rộng hơn cho tất cả các hiện tượng vật lý.

2)        Tốc độ của ánh sáng trong chân không là độc lập với chuyển động của nguồn. Bất kỳ một phép đo nào được thực hiện trong bất kỳ hệ quy chiếu quán tính nào sẽ luôn luôn cho cùng giá trị đối với tốc độ này, được ghi là c. Các phép đo hiện đại đã cho kết quả là 299.793 km/giây. Kết quả khó hiểu trong thí nghiệm của Michelson được nâng lên thành nguyên lý, Einstein cho thấy rằng ý nghĩ của chúng ta về không gian và thời gian là nguyên nhân khiến chúng ta không hiểu được. Nếu ta cố duy trì hai nguyên lý về tính tương đối hẹp trong mọi lập luận thì sẽ không có mâu thuẫn toán học nào. Ngược lại, những khái niệm như thời gian, độ dài, tính đồng thời được định nghĩa lại hoàn toàn. Không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối của Newton tan vỡ. Trên thực tế, Einstein cho thấy cả hai khái niệm này không có thực tế vật lý nào.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1933-02-633465262674687500/Thuyet-tuong-doi-hep/Quan-niem-cua-Einste...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận