Tài liệu: Tại sao người ta nó đến nhiễm độc chì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cách Mặt trời trung bình 1,427 tỷ kilomet, Sao Thổ là hành tinh xa nhất nhìn thấy bằng mắt thường.
Tại sao người ta nó đến nhiễm độc chì?

Nội dung

Tại sao người ta nó đến nhiễm độc chì?

Cách Mặt trời trung bình 1,427 tỷ kilomet, Sao Thổ là hành tinh xa nhất nhìn thấy bằng mắt thường. Nó quay trên quỹ đạo gần như tròn (độ lệch tâm là 0,056) trong 29,46 năm, một nhịp chậm đến nỗi người La Mã đã lấy tên cha của thần Jupiter/ Zeus là thần Chronos để đặt cho nó, trong thần thoại Hy Lạp. Người Trung Quốc cũng có ý nghĩ tương tự và đặt tên cho nó là ''hành tinh muôn thuở''.

Như vậy, Sao Thổ gắn liền với thời gian và cả cái lạnh vì nó ở xa Mặt trời. Vì thế các nhà luyện đan (giả kim thuật) và chiêm tinh thời Trung cổ đã lấy tên hành tinh này đặt cho chì[1], một kim loại lạnh và xẫm. Thuật ngữ  ''nhiễm độc chì'', bệnh thần kinh, máu và thận do nhiễm độc chì, đã được dùng lần đầu tiên năm 1877.

Còn lễ hội thần Saturne của người La Mã là lễ hội tôn vinh vị thần nông nghiệp này, từ giữa tháng 12 đến ngày sóc tháng 1, để mong đất đai phì nhiêu. Một trong những lễ hội này là kỷ niệm ngày sinh của... Mặt trời, trong cùng thời kỳ tiếp theo tiết đông chí.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1922-02-633464491919062500/Sao-Tho/Tai-sao-nguoi-ta-no-den-nhiem-doc...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận