Có những nguồn phóng xạ tự nhiên nào?
Những nguyên tử phóng xạ đầu tiên đã nghiên cứu bắt nguồn từ các khoáng vật được Henri Becquerel tích luỹ để nghiên cứu tính chất phát quang[1] của chúng. Sau đó việc phát hiện ra tính phóng xạ đã dấn đến một nghiên cứu có hệ thống về các nguồn phóng xạ khác. Chẳng hạn, Marie Curie đã điểm qua rất nhiều kim loại, muối và oxyt bắt nguồn từ nhiều bộ sưu tập, như của Trường Vật lý và Hóa học Paris hoặc của Bảo tàng. Hiện nay người ta đã chứng minh có ba nguồn phóng xạ tự nhiên. Trước hết là những nhân có từ khi hình thành Vũ trụ. Chúng có thể có thời gian bán hủy nhiều tỷ năm. Vì tuổi của Vũ trụ chỉ vào khoảng 15 tỷ năm, nên một số nhân vẫn còn. Người ta đã đếm được 25 loại nhân. Được biết rõ nhất là kali 40, thori 232, urani 235 và urani 238. Sau đó, người ta đếm con cháu của những nguyên tố này, nghĩa là những nhân bắt nguồn từ sự phân rã của chúng và bản thân những nhân này cũng phóng xạ. Có 7 nguyên tố này, tất cả đều được phát hiện từ năm 1898 đến 1938, đại diện cho khoảng 40 đồng vị[2] phóng xạ. Cuối cùng, có khoảng 20 nguyên tố phóng xạ được tạo ra thường xuyên do tác dụng của bức xạ vũ trụ đến các tầng cao khi quyển. Nhưng nguyên tố quan trọng nhất là cacbon 14 và triti (một đồng vị của hydro). Sự tiếp xúc tự nhiên không nguy hiểm cho người, ngược lại với các tiếp xúc ngẫu nhiên với những nguồn nhân tạo, vì số phân rã của những nguồn này có thể nhiều hơn ở nhiều bậc đại lượng.