Tài liệu: Thuyết Newton hạn chế ở điểm nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thủy triều, Trái đất dẹt ở các cực, sao chổi Halley trở lại, phát hiện ra Sao Hải vương,
Thuyết Newton hạn chế ở điểm nào?

Nội dung

Thuyết Newton hạn chế ở điểm nào?

Thủy triều, Trái đất dẹt ở các cực, sao chổi Halley trở lại, phát hiện ra Sao Hải vương, các xác minh của thuyết Newton nhiều đến nỗi Henri Poincaré phải viết vào năm 1915 rằng: ''Cơ học thiên thể không có đối tượng nào khác ngoài việc không ngừng kiểm tra sâu sắc định luật hấp dẫn của Newton.'' Chỉ có một ''dấu giáng'' (hạn chế) trong những thành công liên tiếp này là một điểm bất thường nhỏ trong chuyển động của sao Thủy: điểm cận nhật[1] của nó quay rất chậm, chừng 575 giây độ mỗi thế kỷ.

Khi đã làm tất cả các phép tính theo Newton, người ta thấy rằng các rối loạn sức hút do các hành tinh khác gây ra làm xê dịch 532 giây độ. Chỉ còn không giải thích được 43 giây độ mỗi thế kỷ, tức chỉ 8% tổng hiệu ứng. Tuy nhiên, các quan sát và tính toán đủ chính xác khiến một sự không ăn khớp dù nhỏ cũng cần phải được xem  xét. Urbain Le Verrer cũng thấy bằng chứng về sự có mặt một hành tinh rất gần Mặt trời ở đây là bóng dáng sao Vulcain. Nhưng trên thực tế, chính những nhận định hoàn toàn lý thuyết đã giúp Einstein tự hỏi về giá trị của thuyết Newton. Giá trị này bao hàm tính chất tức thời của tác dụng từ xa. Về điểm này, Newton đã trả lời câu hỏi rắc rối ''bằng cách nào'' của những người theo thuyết Descartes[2] là “Tôi không ra các giả thuyết – Hypothese non fingo”. Thuyết tương đối hẹp của Einstein năm 1905 cho rằng một hiện tượng vật lý có tốc độ truyền giới hạn, bằng tốc độ ánh sáng. Vì vậy phải xây dựng một thuyết mới về sức hút. Einstein gọi đó là thuyết tương đối rộng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1926-02-633464600990468750/Suc-hut/Thuyet-Newton-han-che-o-diem-nao....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận