Tài liệu: Tinh thể thì sao, lỏng thì sao?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ở trường học, ta thường phân biệt ba trạng thái cơ bản của vật chất dựa vào thứ tự của các phân tử: rắn tinh thể, lỏng và khí.
Tinh thể thì sao, lỏng thì sao?

Nội dung

Tinh thể thì sao, lỏng thì sao?

Ở trường học, ta thường phân biệt ba trạng thái cơ bản của vật chất dựa vào thứ tự của các phân tử: rắn tinh thể, lỏng và khí. Cách phân loại này là có lợi cho sự tiếp cận lần đầu, nhưng lại có nhiều trạng thái khác xóa nhòa ranh giới nhũ tương, gel, polyme, bọt... hoặc tinh thể lỏng, tất cả các thành viên trong một gia đình lớn chất mềm, theo cách diễn tả phổ cập hóa của Pierre-Gilles de Gennes[1].

Năm 1905, với sự giúp đỡ của nhà hóa lý Schenck và sau nhiều tranh cãi, Lehmann đã thuyết phục được các đồng nghiệp của ông rằng trạng thái tinh thể lỏng là một trạng thái của vật chất hoàn toàn tách riêng, khi ông làm rõ tính gián đoạn trong các bước chuyển tiếp giai đoạn (pha quá độ). Tinh thể là một sự sắp xếp ngăn nắp và tuần hoàn của các nguyên tử hoặc phân tử. Xét về mặt trung bình, trật tự là hoàn toàn đối với vị trí cũng như hướng của các phân tử. Những trật tự này hoàn toàn mất đi trong một chất lỏng. Trong một tinh thể lỏng chuẩn, trạng thái là trung gian (còn gọi là pha trung gian- mesophase, theo gốc tiếng Hy Lạp): các phân tử dạng que được xếp đặt ở bất cứ đâu, nhưng khi chuyển động nhiệt làm dịch chuyển phân tử này so với phân tử kia, thì trung bình chúng vẫn song song với nhau.

Ở mức vĩ mô, một tinh thể lỏng không nhất thiết là... lỏng! Tên tinh thể lỏng chỉ có liên quan với trật tự một phần này trong tố chức của các phân tử. Cho nên các tinh thể lỏng có thể có vẻ ngoài rất đa dạng mà không chiếm tên gọi của nhau: rắn, như cao su, nhẽo hoặc sền sệt.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1937-02-633465332542031250/Tinh-the-long/Tinh-the-thi-sao-long-thi-s...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận