Tại sao các ngôi sao sinh ra thành nhóm?
Nhiều đám mây có nhiều tâm đặc như hạt trai đi qua các cánh tay xoắn ốc có lẽ là câu trả lời bước đầu. Trên thực tế, chuyến đi qua mất ổn định này đã phóng ra một khối nổ thật sự. Khi một thế hệ sao đầu tiên được hình thành thì những cơ chế khác hiệu quả hơn tiếp sức. Các ngôi sao xanh sẽ có vai trò đầu tiên ở đây. Trên thực tế, để đảm bảo cân bằng, các thiên thể đồ sộ này phải tạo ra và giải phóng rất nhiều năng lượng. Đó là lý do những ngôi sao này rất nóng và có màu xanh ở bề mặt. Nhưng chủ yếu điều đó có nghĩa là chúng tiêu dùng nhiên liệu dự trù với tỷ lệ tăng nhanh. Vì vậy cuộc đời của chúng ngắn. Chúng tồn tại và mất đi ở ngay nơi chúng sinh ra, nghĩa là ở gần các đám mây lạnh mà chúng bắt nguồn. Những tinh tú béo phì này trong suốt quá trình tồn tại là nguồn gốc của giở sao[1] mạnh. Khi gió này đập vào các đám mây lạnh, nó liền tại ra một cái gì đó giống như tiếng rít mạnh của máy bay siêu âm: loại sóng va. Sóng này sẽ xô đẩy khối khí và là lý do khởi động các quá trình suy sụp mới! Nhưng không chỉ có thế. Trên thực tế, những sao nào có khối lượng, vượt quá khoảng bốn hoặc năm lần khối lượng Mặt trời sẽ kết thúc sự nghiệp bằng vụ nổ thành siêu sao mới. Lại ở đây, người ta có thể tin chắc rằng sóng va tiếp theo sẽ có tác động tàn phá những đám mây mà nó vừa đập vào. Cứ như vậy là những sự khai sinh mới hơi xa hơn, những sự tồn tại mới ngắn ngủi của các sao lớn, tức là những vụ nổ mới, sóng va mới, suy sụp mới cho tới khi cạn kiệt hoàn toàn khí sẵn có…
Sự lan truyền hình thành sao dần dần như vậy giống như sự lan truyền ngọn lửa trong một vụ cháy rừng. Sự hình thành sao tương ứng với một hiện tượng vừa mang tính tập thể vừa dễ lây. Từ đó người ta hiểu rằng những sao mới nhất định nằm trong nhóm các sao mới khác. Chúng tạo ra cái mà các nhà thiên văn gọi là những đám mở và các quần hợp.