Tài liệu: Hằng ngày chúng ta có ăn sản phẩm của cây trồng biến đổi di truyền không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hiện nay ở châu Âu thì chưa, chỉ trừ ăn uống nhiều sản phẩm của Mỹ. Muốn được yên tâm,
Hằng ngày chúng ta có ăn sản phẩm của cây trồng biến đổi di truyền không?

Nội dung

Hằng ngày chúng ta có ăn sản phẩm của cây trồng biến đổi di truyền không?

Hiện nay ở châu Âu thì chưa, chỉ trừ ăn uống nhiều sản phẩm của Mỹ. Muốn được yên tâm, tốt nhất là nhìn vào nhãn hàng. Một quy chế của châu Âu năm 1997 và đã được bổ sung trong những năm vừa qua, trên thực tế dự kiến việc dán nhãn tất cả các loại thực phẩm và thành phần của chúng được dùng làm thức ăn cho người và động vật. Mười lăm nước thành viên của Liên minh châu Âu đã ấn định ngưỡng có mặt sản phẩm của cây biến đổi di truyền là 0,9% vào tháng 12 năm 2002. Nó không áp dụng cho toàn bộ sản phầm mà là thành phần có thể được biến đổi về mặt di truyền. Muốn tránh phải ghi nhãn ở dưới ngưỡng 0,9%, nhà sản xuất phải chứng minh được rằng sự có mặt khả dĩ sản phẩm của cây được biến đổi di truyền hoặc các sản phẩm bắt nguồn từ đó là ngẫu nhiên, và nhà sản xuất đã vận dụng mọi biện pháp có thể để tránh nó. Những nước khác như Nhật Bản đã chấp nhận ghi nhãn ở ngưỡng 5%. Còn Hoa Kỳ lại từ chối vì họ cho rằng như thế là phân biệt đối xử.

Việc xây dựng một khuôn khổ quy chế giúp vạch ra cách phân tích và tư liệu hóa tin cậy là lý do chính của luật gia hạn về trồng và thương mại hóa thực vật biến đổi di truyền được đặt ra trên thực tế từ năm 1999, do thái độ của 7 nước trong Liên minh châu Âu (Pháp, Italia, Bỉ, Hy Lạp, Đan Mạch, Luxembourg, Áo). Luật gia hạn này đã khiến Mỹ đưa ra đơn khiếu nại chống Liên minh châu Âu trước các cấp của Tổ chức Thương mại Thế giới, do đó hiện nay, về lý thuyết, luật này có thể đã được từ bỏ. Để tôn trọng việc ghi nhãn này ở quy mô  châu Âu, các phòng thí nghiệm trong mạng lưới được Ủy ban châu Âu mở đầu năm 2002 đã hoàn chỉnh và điều hòa những thử nghiệm giúp phát hiện các đoạn ADN hoặc protein đặc trưng của thực vật biến đổi di truyền phải chịu sự phê chuẩn.

Còn vấn đề nhập khẩu và xuất khẩ thực vật biến đổi di truyền và các sản phẩm của chúng đã được Nghị định thư Carthagena (Colombia) quy định từ ngày 11 tháng 9 năm 2003, Nghị định thư này, dù các thủ tục còn chưa được xác định chính xác, cho phép một nước đã phê chuẩn nó, chống lại việc nhập khẩu một sinh vật bị biến đổi, ở đây có thể hiểu là cây và hạt, chứ không phải các sản phẩm biến đổi như bột. Người chống lại phải dựa vào một phương pháp khoa học vững chắc bao gồm cả việc nghiên cứu các rủi ro.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1935-02-633465311964375000/Thuc-vat-bien-doi-di-truyen/Hang-ngay-chu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận