Thực vật biến đổi di truyền có giúp giảm bớt việc dùng thuốc trừ sâu không?
Về lý thuyết, việc sử dụng thực vật biến đổi di truyền “trừ sâu” hoặc kháng thuốc diệt cỏ sẽ hạn chế được việc sử dụng nông dược (thuốc bảo vệ thực vật nói chung). Tuy nhiên, điều này chưa được rõ ràng. Chẳng hạn ở Mỹ, việc tiêu thụ nông dược đã không giảm đáng kể từ khi thực vật biến đổi di truyền xuất hiện. Đó là vì hai lý do. Trước hết, không phải tất cả những giống cây biến đổi di truyền “trừ sâu”, đều kháng được 100% các cuộc tấn công. Do đó, trong trường hợp bị nhiễm hàng loạt, người ta vẫn phải phun thuốc. Sau nữa, người nông dân gần như thường xuyên phun thuốc một cách có hệ thống để đề phòng. Nếu nông dân Mỹ đã chọn các giống cây được truyền gen, vì những giống này cho phép sử dụng nông dược thiết thực (như phun thuốc sau khi thu hoạch) hơn là lo giảm tiêu thụ thuốc.
Ngược lại, bản chất của các nông dược này đã thay đổi, chẳng hạn glyphosate (nguyên lý hoạt tính của Round-Up của Monsanto) đã trở thành loại thuốc diệt cỏ hay được sử dụng nhất ở đậu tương và bông. Về ngắn hạn, xu hướng này là tích cực về mặt môi trường, vì glyphosate kém bền và ít độc so với các loại thuốc diệt cỏ cổ điển. Nhưng lợi ích này có thể mất nếu tính kháng lan sang các loại cỏ dại, từ đó buộc phải sử dụng những loại thuốc diệt cỏ mạnh hơn và/hoặc với lượng nhiều hơn. Ngoài ra, nếu chỉ tạo ra những cây kháng với glyphosate thì lại có một rủi ro khác đe dọa: đó là làm mất sử dụng loại thuốc diệt cỏ này, vốn rất có lợi trong nông nghiệp để dọn dẹp các mảnh ruộng trước khi gieo hạt mới, vì thuốc ngăn cản sự phát triển các hạt bị lép trong khi thu hoạch.