Thực vật biến đổi di truyền có lợi cho nông dân không?
Nhiều nghiên cứu đã cố đánh giá năng suất của chúng. Phần lớn những nghiên cứu này nhằm vào loại cây ''trừ sâu''. Kết luận được rút ra là sự đóng góp của những giống này có lẽ phụ thuộc vào tỷ lệ sinh vật hạt bị nhiễm và sự tiếp cận của nông dân với các loại nông dược cổ điển. Các dữ liệu cho thấy rõ hơn về mặt hiệu suất: các giống cây biến đổi di truyền làm đơn giản hóa công việc của nhà nông và tạo ra lợi ích về mặt này. Nhưng lợi ích này cần được cân đối với chi phí cao hơn của các giống được truyền gen. Việc giảm bớt lượng nông dược từng sử dụng vẫn chưa được chứng minh, còn những người thắng lớn về kinh tế khi thực vật biến đổi di truyền ra đời lại là các nhà nông hoá học, vì họ vừa bán giống cây được truyền gen, vừa bán nông dược tương ứng.
Ngoài ra, những giống được truyền gen là đối tượng của bằng phát minh (quyền sở hữu trí tuệ) nên nông dân không có quyền giữ lại một phần hạt giống bắt nguồn từ thu hoạch để gieo lai - một cách làm thông thường ở những người sản xuất nhỏ hoặc tiểu nông. Về mặt pháp lý, người ta buộc phải tiếp tục mua giống mỗi năm. Công nghệ gọi là ''Terminator''[1] mà hãng Monsanto đã dừng triển khai năm 1999, khiến người nông dân không tránh được việc tiếp tục mua giống trong thực tế, vì hạt giống được thu hoạch gieo lại không thề nảy mầm. Nhưng người ta có thể nhận thấy rằng bó buộc thực tế đã có hiệu lực đối với các giống lai (không phụ thuộc vào bằng phát minh), trong đó, năng suất ban đầu bị suy giảm ở thế hệ hai. Một vấn đề khác gắn liền với bằng phát minh là chủ nhân của ruộng đồng không có cây trồng truyền gen nhưng bị nhiễm giống này dễ bị tố giác là đã sử dụng hạt giống được truyền gen mà không mua chúng, tức là phạm luật.
Việc sử dụng các giống cây biến đổi di truyền sẵn có ở các nước phương nam phụ thuộc vào các quyết định kinh tế và chính sách. Trên thực tế, người ta có thể sợ rằng toàn bộ thực vật biến đổi di truyền đồng nghĩa với gia tăng sự phụ thuộc giữa các hãng phương bắc và các nước phương nam. Và cho dù kỹ thuật di truyền có thể giúp hoàn thiện các giống cây thế hệ hai có khả năng phát triển ở đất không thuận lợi một này nào đó, người ta e rằng sự truyền gen có thể thực hiện cả ở những giống địa phương được trồng quá ít[2].