Tại sao một đám mây lại biến thành sao?
Trước hết phải nhận xét rằng những đám mây giữa các sao ít cho thấy sự vội vã tạo thành sao. Sau hết, nếu Thiên hà của chúng ta, với tuổi 10 tỷ năm, vẫn còn chứa những đám mây khí, thì đó là vì chúng còn chưa ''dứt khoát'' thay đổi dù như thế nào trong điều kiện của chúng. Năm hơn bù năm kém, thật ra dải Ngân hà chỉ biến đổi được một phần khí tương đương với bốn hoặc năm lần khối lượng Mặt trời thành sao. Vì sao ít thế? Một phần là do những đám mây này tự đè nặng lên chính trọng lượng của chúng và có xu hướng suy sụp. Nhưng cũng vì lạnh và ''loãng'', các hạt tạo thành mây bị khuấy động nhẹ là nguồn gốc của áp suất đủ để chống lại tác dụng hướng tâm của sức hút. Tóm lại, cũng giống như các sao, các đám mây rõ ràng ở trạng thái cân bằng. Nhưng, các sao cũng có nguồn năng lượng riêng và cả những cơ chế điều hòa có thể duy trì sự cân bằng một khi đã đạt được. Cho nên, nếu không bị gây nhiễu, thì hẳn là mây không có lý do gì để tiến hóa thành bất cứ gì. Nhưng chỉ cần thỉnh thoảng chúng bị khuấy động là số phận của chúng chao đảo...
Người ta đã nhận thấy đúng như thế khi xem xét các thiên hà đang va chạm: những đám mây khí đụng chạm nhau và bị nén đủ để bắt đầu quá trình sẽ dẫn tới tiêu hủy và bật ra các sao mới nhanh như chớp. Tuy nhiên, trong trường hợp các thiên hà xoắn ốc, tình hình có hơi phức tạp hơn. Cơ cấu khởi động đầu tiên ở đây có lẽ là có sự nhiễu loạn sức hút. Có một thuyết, gọi là sóng mật độ, đặc biệt dự đoán về trường hấp đẫn của một thiên hà, giống như dải Ngân hà phải trải qua một sự nhiễu loạn dạng xoắn ốc như thế. Nó có thể có tác dụng làm chậm rồi lại đẩy nhanh những đám mây đi qua nó trong cuộc "du lịch'' trên quỹ đạo quanh Thiên hà. Cho nên ta có thể hiểu tại sao người ta thấy khí tích tụ như những cánh tay dọc theo các vùng kìm lại này, kèm theo hoạt động mạnh hình thành sao: chỉ có sự tắc nghẽn và đó là lý do làm mây mất ổn định! Những vùng mây lạnh dày đặc nhất tỏ ra dễ bị ''tổn thương'' nhất. Trên thực tế, khí đặc có dư ở bên trong một thể tích nào đó sẽ thể hiện rất nhanh qua thừa trọng lượng áp suất khi ấy không còn đủ để chống lại sự suy sụp không tránh khỏi. Đây đó ở trong các đám mây lớn những nhân bé được tạo ra ở nơi khí ngày càng đặc. Bụi của mây cũng bị kéo theo trong cuộc phiêu lưu, cuối cùng khá sít lại với nhau để làm tối các kén bắt đầu được hình thành và từ đó lóe ra ánh sáng của những ngôi sao mới.