Tài liệu: Sao là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Giống như Mặt trời của chúng ta, lúc đầu sao chỉ là những hòn khí lớn rất nóng.
Sao là gì?

Nội dung

Sao là gì?

Giống như Mặt trời của chúng ta, lúc đầu sao chỉ là những hòn khí lớn rất nóng. Trong lúc tồn tại sáng nhất, năng lượng bức xạ của chúng bắt nguồn từ các phản ứng tổng hợp của hạt nhân hydro diễn ra trong lòng chúng. Nhiệt độ của một ngôi sao vì vậy thường là hàng nghìn độ ở bề mặt và hơn 10 triệu độ ở các vùng giữa. Do đó thành phần khi bị đốt nóng của nó biểu hiện ở trạng thái plasma. Nói cách khác, nó bị ion hóa: các electron, trong chất khí nguội hơn, thường bám xung quanh nhân nguyên tử và có đủ năng lượng ở đây để phá vỡ mạch của chúng. Electron và nhân có cuộc đời riêng của chúng. Hơn nữa, cuộc đời này rất sóng gió vì nhiệt độ cao đồng nghĩa với toàn bộ thế giới nhỏ bé có tốc độ cao và cả vô vàn va chạm.

Ở mức vĩ mô, sự tán loạn chung này được thể hiện bằng một áp suất vô cùng lớn. Trong loại bom nhiệt hạch mà nguyên lý sản sinh năng lượng cũng tương tự chính trường hợp cực đoan này về nhiệt độ và áp suất đã giải thích tại sao bom nổ. Nhưng không như vậy với các sao. Đó là vì có sự tham gia của sức hút, là lúc chống lại tác dụng bành trướng của áp suất một cách chính xác. Do đó, khí chứa trong một ngôi sao là một khối lượng nào đó tự đè nặng lên nó. Nó tác dụng theo chiều suy sụp của khối khí và từ đó chống lại tác động của áp suất. Vì vậy, theo quan điểm này, một ngôi sao sẽ không chỉ được coi là một hòn khí lớn rất nóng mà còn là một vật thể cân bằng ổn định, cũng quan trọng trong định nghĩa của nó. Khi các nhà thiên văn nêu lên sự hình thành sao, chính toàn bộ các quá trình dẫn đến xuất hiện một sự cân bằng như vậy được họ xem xét.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1925-02-633464575804531250/Su-hinh-thanh-Sao/Sao-la-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận