Tài liệu: Tại sao các ngôi sao tự quay xung quanh chúng?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Câu hỏi cũng có thể là tại sao các ngôi sao lại quay chậm đến thế? Ví dụ, Mặt trời phải mất 26 ngày để quay một vòng xung quanh nó.
Tại sao các ngôi sao tự quay xung quanh chúng?

Nội dung

Tại sao các ngôi sao tự quay xung quanh chúng?

Câu hỏi cũng có thể là tại sao các ngôi sao lại quay chậm đến thế? Ví dụ, Mặt trời phải mất 26 ngày để quay một vòng xung quanh nó. Và kỳ lạ câu trả lời cũng có căn cứ đối với các sao xuất hiện từng đợt… Đó là vì những đoạn mây giữa các sao được gọi là biến đổi thành sao có mọi cơ hội được thúc đẩy bởi một chuyển động quay xung quanh chính chúng. Theo định nghĩa thì một chất khí không bao giờ bất động và yên tĩnh. Trong khi co lại, chuyển động quay này sẽ tăng nhanh theo một định luật chi phối của vật lý là nguyên lý bảo toàn momen góc (cũng được gọi là momen động học). Nguyên lý này cho rằng momen góc của một hệ cách ly (nghĩa là không trao đổi vật chất và năng lượng với bên ngoài) phải không đối theo thời gian. Nếu bán kính của mây giảm đi, thì hằng số của momen góc thuộc mây chỉ có thể đạt được khi tốc độ quay tăng lên đồng thời. Điều này cung giống như người ta thấy một người trượt băng quay nhanh hơn nếu gập tay lại và chậm lại nếu dang tay ra! Kết quả sự tăng tốc này ở đây sẽ dẫn đến một lực ly tâm mạnh. Các tâm đặc có xu hướng trải ra để tạo thành một đĩa dày.

Lực ly tâm cũng có tác dụng làm biến tính: ở các vùng bên trong của đĩa, trong đó có sự quay rất nhanh, nên lực ly tâm trở nên đủ mạnh để chống lại sức hút và do đó ngăn chặn khí suy sụp.  Nếu không có cơ chế nào khác can thiệp thì sự co lại của các phần mây có thể tạo ra một vòng khí quay. Nhưng đối với sao lại không như vậy. Quá trình hình thành sao được cứu vớt một phần nhờ sự tham gia của từ trường bị mắc trong đoạn mây đang suy sụp và khiến nó quay chậm lại. Nhưng chủ yếu sự phân đoạn khối khí mới là then chốt của các sự kiện tiếp theo.

Khi vòng khí bắt nguồn từ sự suy sụp quay đủ nhanh, nó liền bung ra. Mỗi đoạn mang theo phần momen góc của nó và nhất định nhỏ hơn momen góc ban đầu. Vì vậy đến lượt nó trở thành một nhân ngưng tụ và tiếp tục suy sụp. Nếu lực ly tâm tỏ ra quá mạnh thì sẽ có thể xảy ra một sự phân đoạn mới. Cứ như thế cho đến khi momen góc của các đoạn hợp thành không còn là trở ngại để chúng ngưng tụ thành sao. Tóm lại, hiện tượng phân đoạn liên tiếp đã khai sinh ra các nhóm sao nhỏ chia nhau momen góc ban đầu. Một ngôi sao quay (với nhịp độ tương đối chậm) có vẻ như là "ký ức" của tất cả các sự kiện này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1925-02-633464577707968750/Su-hinh-thanh-Sao/Tai-sao-cac-ngoi-sao-tu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận