Tài liệu: Sức hút có vai trò gì ở các thiên thể?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nó đảm bảo sự liên kết của chừng 1057 nguyên tử tạo nên một ngôi sao như Mặt trời của chúng ta.
Sức hút có vai trò gì ở các thiên thể?

Nội dung

Sức hút có vai trò gì ở các thiên thể?

Nó đảm bảo sự liên kết của chừng 1057 nguyên tử tạo nên một ngôi sao như Mặt trời của chúng ta. Một biểu hiện thấy rõ trực tiếp vai trò này là dạng cầu của các sao, và chung hơn là của các hành tinh, vệ tinh và các thiên thể khác có kích thước lớn hơn một giá trị tới hạn (Valeur critique) khoảng chừng 100 kilomet. Trái lại, những vật có kích thước nhỏ hơn, như các tiểu hành tinh, lại có những dạng khác nhau, thường rất không đều. Sự khác nhau này được giải thích bằng bản chất của các lực đảm bảo sự liên kết chủ yếu của vật chất. Đối với các tiểu thể thì điện lực chiếm ưu thế. Khi ở khoảng cách ngắn có tác dụng thì lực này không khác đối với hình dạng toàn bộ của vật. Trong khi đó ở các thể lớn hơn thì sức hút là trội và nó áp đặt tính vững chắc tối đa được thể hiện bằng dạng cầu.

Sức hút chi phối toàn bộ cuộc đời của một ngôi sao. Sao hình thành từ sự tan vỡ sức hút của một đám mây khí: các hạt, lúc đầu tản mạn, hút nhau và xích lại gần nhau. Sự co rút này giải phóng năng lượng từ đó chuyển thành nhiệt năng và bức xạ ánh sáng. Vì vậy sức hút là nguồn bức xạ trục tiếp đầu tiên đối với một ngôi sao. Nhưng nếu chỉ có thế thì một ngôi sao như Mặt trời của chúng ta sẽ chỉ có thể tỏa sáng chừng 30 triệu năm! Nhờ nhiệt năng được giải phóng, nhiệt độ và áp suất của sao tăng lên chừng nào nó co lại, cho tới khi bắt đầu các phản ứng hạt nhân. Do đó, sức hút đảm bảo hãm đủ khí trong lòng ngôi sao để xảy ra sự kết hợp hydro thành hai, nguồn bức xạ chính của sao. Khi ấy sao ở trạng thái cân bằng thủy tĩnh (hydrostatique) trong đó áp lực bên trong và sức hút bù nhau.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1926-02-633464600368437500/Suc-hut/Suc-hut-co-vai-tro-gi-o-cac-thien...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận