Tài liệu: Hiệu ứng sức hút lan truyền ra sao?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Câu hỏi này chỉ có ý nghĩa trong phạm vi của thuyết tương đối rộng,
Hiệu ứng sức hút lan truyền ra sao?

Nội dung

Hiệu ứng sức hút lan truyền ra sao?

Câu hỏi này chỉ có ý nghĩa trong phạm vi của thuyết tương đối rộng, vì thuyết Newton giả định tính tức thời tương tác dụng của sức hút. Theo thuyết Einstein, cấu trúc của không gian - thời gian biểu hiện như một trường[1]. Vì vậy có sự giống nhau giữa thuyết điện từ trường của Maxwell và thuyết tương đối rộng. Khi một khối lượng điện dao động, nó tạo ra sự thay đổi điện từ trường ở xung quanh, những thay đổi được truyền với tốc độ giới hạn (tốc độ ánh sáng): đó là sóng điện từ. Khi một khối lượng dao động trong không gian - thời gian, thì sức hút tác động đến độ cong của nó và hiệu ứng sức hút là những nếp nhăn của không gian-thời gian này. Các nếp nhăn này là gọi là sóng hấp dẫn và truyền với tốc độ giới hạn. Như vậy, vật trung gian của tương tác hấp dẫn chính là không gian - thời gian. Vì cường độ của tương tác hấp dẫn rất yếu, nên năng lượng được các sóng này tải cũng cực kỳ yếu, chẳng hạn đến mức mà các sóng hấp dẫn phát ra do Trái đất quay xung quanh Mặt trời hoàn toàn không nhận thấy được ở quy mô của chúng ta. Những nguồn mạnh nhất có thể hình dung là những vùng không gian - thời gian có sức hút Einstein, nghĩa là đối với các tương tác hấp dẫn rất mạnh hoặc tốc độ gần với tốc độ giới hạn (lỗ đen, hệ đôi của các vật rất chắc, v.v…) Nhưng các nguồn này vẫn chưa phát hiện ra được bằng các phương tiện kỹ thuật hiện nay. Người ta chỉ vừa mới thu được bằng chứng gián tiếp là có những sóng này trong chuyển động của các pular[2] đôi: chu kỳ quay giảm bớt của chúng được kiểm chứng đúng là hiện tượng đã từng dự đoán trong giả thuyết về sự phát ra các sóng hấp dẫn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1926-02-633464604409687500/Suc-hut/Hieu-ung-suc-hut-lan-truyen-ra-sa...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận