Tài liệu: Chế tạo mặt trời trong phòng thí nghiệm

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Bằng phương pháp bắn tia laser cực mạnh vào một quả cầu khí, các nhà khoa học Mỹ hy vọng sẽ làm không khí nén đặc nóng chảy, tạo ra một chuỗi phản ứng hạt nhân
Chế tạo mặt trời trong phòng thí nghiệm

Nội dung

Chế tạo mặt trời trong phòng thí nghiệm

Bằng phương pháp bắn tia laser cực mạnh vào một quả cầu khí, các nhà khoa học Mỹ hy vọng sẽ làm không khí nén đặc nóng chảy, tạo ra một chuỗi phản ứng hạt nhân. Quá trình này sẽ giải phóng nhiệt lượng vô cùng lớn, khiến quả cầu nhỏ bé cháy sáng, phát nhiệt tương tự mặt trời

Đó là dự án trị giá 3,5 tỷ USD của Trung tâm Năng lượng Quốc gia Mỹ ở San Francisco (NIF), nhằm tạo ra nguồn năng lượng vô tận, có lợi cho môi trường.

Nơi thử nghiệm mặt trời nhân tạo là một “phòng thí nghiệm” bằng vỏ cầu thép, đường kính 9 mét, nặng 500 tấn. Giữa tâm vỏ cầu thép, người ta đặt một quả cầu khí (đường kính 0,1 m) và bắn phá nó bằng 192 tia laser cực mạnh từ các hướng khác nhau. Năng lượng từ các tia laser này gộp lại - trong vòng một phần tỷ giây - lớn gấp đôi tổng năng lượng thế giới tiêu thụ trong cùng thời gian. Dưới sức ép của các tia laser, quả cầu khí nóng chảy, dẫn tới các phản ứng nhiệt hạch, tương tự như trong nhân của mặt trời.

Mặc dù ý tưởng về một nguồn năng lượng bất tận như mặt trời đã có từ lâu, nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thành công trong việc tạo ra các phản ứng nhiệt hạch trong nhân của một quả cầu khí. Lần này, với 3,5 tỷ USD và sự tham gia của gần 300 nhà khoa học, NIF hy vọng có thể cho ra mặt trời nhân tạo.

(Theo dpa)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633943028902471250/The-gioi-dieu-ky/Che-tao-mat-troi-trong-p...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận