Tài liệu: Không thể xác định tuổi bằng phân tích AND

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Phương pháp xác định tuổi bằng phân tích ADN trước nay vẫn được xem là tuyệt đối chính xác
Không thể xác định tuổi bằng phân tích AND

Nội dung

Không thể xác định tuổi bằng phân tích AND

Phương pháp xác định tuổi bằng phân tích ADN trước nay vẫn được xem là tuyệt đối chính xác. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của một nhóm khoa học Mỹ cho thấy, chiếc “máy thời gian” nằm trong gene chạy không đều như người ta vẫn tưởng.

Muốn xác định tuổi của một loài đã tuyệt chủng, ví dụ voi ma mút chẳng hạn, các nhà gene học chỉ việc so sánh mẫu ADN của voi ma mút với ADN của một con voi hiện nay. Sau đó, họ đem số gene khác biệt trong ADN chia cho tỷ lệ đột biến gene (MR: mutation rate), và tính ra tuổi của voi ma mút. Từ năm 1965, giới sinh học đều thống nhất rằng, tỷ lệ đột biến gene là cố định. Vì vậy, phương pháp phân tích AND được xem là tin cậy trong việc xác định tuổi của các loài, như cá voi, chim, vượn...

Tuy nhiên, nhà gene học Francisco Rodriguez-Trelles và cộng sự thuộc Đại học California ở Irvine (Mỹ) lại cho rằng, tỷ lệ đột biến gene (MR) không hề cố định. Trong một nghiên cứu dựa trên 3 gene quen thuộc, họ đã dựng lên cây tiến hoá, của 78 loài với các nhánh rẽ chính xác.

Khi đối chiếu, nhóm khoa học phát hiện một điều bất ngờ: Ngay cả những loài cùng họ hàng gần nhau cũng có sự khác biệt về MR. Ví dụ, tỷ lệ đột biến ở một gene nhất định của loại ruồi này lớn gấp 10 lần ở loại ruồi khác. Nhưng ở một số gene khác, MR lại giống nhau hoàn toàn. Rodriguez-Trelles nói: “Tỷ lệ đột biến gene nói chung không giống nhau. Vì vậy không thể dựa vào đó để xác định tuổi của một loài”.

(Theo dpa)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633943025835908750/The-gioi-dieu-ky/Khong-the-xac-dinh-tuoi-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận