Giải mã bộ gene vi khuẩn sống trong nước sôi
Các nhà khoa học Mỹ mới đọc được toàn bộ chuỗi ADN của vi khuẩn pyrolobus fumarii - sống trong nước sôi ở 100 độ C. Khám phá này có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật chuyển đổi gene, tạo ra các cây trồng chịu nóng tốt, hoặc tìm ra các loại enzyme mới trong công nghệ dược phẩm.
Đây là kết quả nghiên cứu gần một năm giữa hai công ty dược phẩm hàng đầu của Mỹ - Diversa và Celera. Chuỗi ADN được giải mã trọn vẹn gồm khoảng 2.000 gene, trong đó có nhiều gene lạ, không hề xuất hiện ở những dạng thức sống khác, như ở vi khuẩn eubacteria hoặc archaea.
Pyrolobus fumarii lần đầu tiên được giáo sư Karl Stetter, Đại học Regensburg (Đức) phát hiện trên miệng phun của một núi lửa ở Đại Tây Dương. Nơi đây, nhiệt độ nước dao động từ 90 đến 113 độ C. Trên thực tế, vi khuẩn pyrolobus fumarii sống tốt nhất ở môi trường 106 độ C. Đây cũng là nhiệt độ cao nhất mà các sinh thể sổng trên trái đất có thể chịu đựng được.
(Theo BBC)