Chu kỳ quay của Sao Thổ là bao lâu?
Tất cả phụ thuộc vào vùng nào mà người ta nó đến. Khí quyển không quay xung quanh nó như một khối. Các đám mây của nó chuyển động càng nhanh khi ở gần xích đạo. Chính vì thế từ lâu các nhà thiên văn đã tranh cãi về thời gian của ngày Sao Thổ. Năm 1790, William Herschel đã ước tính là 10 giờ 16 phút. Tháng 12 năm 1876, một đốm sáng, có thể thấy trong hơn một tháng ở gần xích đạo và được nhà thiên văn Mỹ, Asaph Hall ở Washington, quan sát, đã quay theo một chu kỳ là 10 giờ l4 phút 24 giây. Năm 1903, xuất hiện các đốm khác, chủ yếu được Edward Barnard, nhà thiên văn Mỹ quan sát, đã dẫn tới giá trị là 10 giờ 38 phút.
Còn ở chính giữa, người ta cho rằng đã đo được vòng quay của nó là 10 giờ 39 phút nhờ con tàu Voyager, qua trung gian là sóng vô tuyến kết hợp với cực quang và được phát ra ở gần các cực từ của nó. Nếu phương pháp này đã cung cấp một mức rất chính xác trong trường hợp của Sao Mộc, thì các số đo vào hai thập kỷ sau, từ con tàu Âu - Mỹ - Ulysse và từ Cassini, đã cho thấy thời kỳ phát sóng vô tuyến của Sao Thổ biến thiên ít nhất l%. Giá trị hiện nay của nó là 10 giờ 45 phút, nhưng vẫn còn xê dịch! Có lẽ sự biến thiên này bắt nguồn từ hiện tượng ''trượt'' của các nguồn sóng vô tuyến so với từ trường, dưới áp suất thay đổi của gió mặt trời.