CRÔM VÀ BỆNH CẬN THỊ
Crôm là một kim loại sáng lấp lánh như bạc, crôm thường được dùng để mạ các chi tiết trên xe đạp.Crôm cũng là nguyên tố vi lượng mà cơ thể rất cần. Các nhà khoa học đã chứng minh: Nếu không có crôm thì insulin trong cơ thể sẽ không phát huy được tác dụng, làm cho việc phát dục trở nên không bình thường. Thiếu rôm sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Qua việc nghiên cứu các trẻ em bị cận thị người ta thấy, nếu trong thức ăn thường ngày mà thiếu crôm sẽ lảm cho thủy tinh thể bị lồi ra làm tăng số điốp do đó mà bị bệnh cận thị.
Nếu ăn uống bình thường thì cũng ít khi sẩy ra hiện tượng thiếu crôm. Chỉ khi ăn uống quá cầu kỳ, toàn thức ăn tinh chế sẽ có thể gây nên bệnh thiếu crôm. Bởi vì với các thức ăn tinh chế hàm lượng crôm rất thấp. Trái lại thức ăn thô thì hàm lượng crôm cao. Ví dụ hàm lượng crôm trong đường thô cơ hơn đường tinh 100 - 200 lần.
Cơ thể người mỗi ngày cần từ 20 đến 500 microgam crôm. Chỉ cần ăn uống bình thường thì có thể đáp ứng đủ đường crôm cần cho cơ thể. Nếu như bạn cảm thấy thiều crôm hoặc nếu bắt đầu thấy cận thị thì cần ăn loại thức ăn có nhiều crôm như cám gạo, gạo lức, tiểu mạch, ngô, đường đỏ v.v. .