Tài liệu: Tác nhân hóa học làm người ta mệt mỏi

Tài liệu
Tác nhân hóa học làm người ta mệt mỏi

Nội dung

TÁC NHÂN HÓA HỌC LÀM NGƯỜI TA MỆT MỎI 

Vì sao người ta thấy mệt mỏi. Tác dụng tâm lý là một trong những nguyên nhân làm người ta mệt mỏi. Sau một loạt các vận động mạnh, trải qua các căng thẳng tinh thần thì cảm giác mệt mỏi xuất hiện. Thế nhưng từ góc độ hóa học thì trạng thái mệt mỏi liên quan trực tiếp với quá trình chuyển hóa các hợp chất có chứa cácbon.

Các tế bào trong cơ thể sau khi hoàn thành các động tác co giãn cơ bắp, thần kinh thực hiện các nhiệm vụ truyền dẫn các xung động cần có các hợp chất có năng lượng cao như adenosin, triphosphate ATP. Loại hợp chất nặng lượng cao này khi bị thủy phân sẽ thoát ra một lượng lớn nhiệt trong khi vận động mạnh, các sợi cơ bắp co giãn làm tăng lượng nhiệt hấp thụ của tế bào đối với nhiệt của phản ứng. Nếu như lượng ATP trong các tế bào cơ bắp bị tiêu thụ hết mà không kịp bổ sung người ta sẽ cảm thấy mỏi mệt.

Lại có thể khi người ta vận động mạnh, máu trong cơ bắp đòi hỏi một lượng lớn oxy mà lượng oxy lại không được cung cấp đủ, thế mà tế bào cơ bắp lại cần điều động glucoza để phân giải và cho ra năng lượng. Có thể khi glucoza bị phân huỷ sẽ tạo thành axit lactic, mà axit lactic lại cản trở sự vận động cơ bắp làm cho cơ bắp bị đau, mỏi. Sự tích lũy axit lactic có thể đưa đến sự nhiễm độc axít nhẹ, làm cho người buồn nôn, đau đầu làm tăng thêm cảm giác mỏi mệt.

Gan phổi có tác dụng rất quan trọng trong việc giữ gìn thể lực. Sau khi có sự phân giải glucoza trong cơ thể; lượng glucoza trong máu bị giảm, glucogen trong gan phổi sẽ bị phân giải và giải phóng glucoza giữ cho máu có hàm lượng glucoza nhất định. Đồng thời một phần axit lactic trong gan phổi bị oxy hóa, sinh cácbon dioxyt và thải ra ngoài, lượng dư sẽ chuyển hóa thành glucoza. Vì vậy sau khi vận động mạnh cần thở sâu để cung cấp đủ oxy cho cơ thể, đủ để oxy hóa axit lactic, có thể làm giảm mệt mỏi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/553-02-633341703684178750/Hoa-hoc-va-cuoc-song/Tac-nhan-hoa-hoc-lam-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận