Tài liệu: Men sứ và rau cũng làm người ta ngộ độc

Tài liệu
Men sứ và rau cũng làm người ta ngộ độc

Nội dung

MEN SỨ VÀ RAU CŨNG LÀM NGƯỜI TA NGỘ ĐỘC 

Vào năm 1970, có một em bé người Canada hàng ngày thường uống nước táo dựng trong một bình sứ, không quá hai tháng đã đổ bệnh và chết. Qua kiểm tra y học  mới biết em bé bị chết do nhiễm độc chì. Thế chì từ đâu mà có? Cuối cùng người ta mới biết chì sinh ra từ lớp men của bình dựng nước táo. Vì nước táo có tính axit, axit đã hòa tan chì có trong men sứ làm em bé bị trúng độc và gây tử vong.

Sự thực là trong men sứ có chứa các kim loại như cadimi, mangan v.v là những kim loại độc. Khi chế tạo men màu, người ta đã trộn các bột màu (thường là các oxyt kim loại) với chất trợ dung (chất làm dễ chảy) rồi nung thành men mầu. Các bột màu là những hợp chất hóa học của các kim loại nặng, còn trợ dung thường là những hợp chất của chì. Người ta trộn bột màu, chất trợ dung tạo thanh một loại nhão (thường ở dạng huyền phù trong nước dạng đặc sệt), phủ lên bát ăn cơm, bình đựng bằng gốm sứ đem nung: bát ăn cơm, bình đựng sẽ hình thành nhiều màu đẹp. Nói chung với các loại thực phẩm thường thì với các men màu sẽ không gây tổn hại gì. Nhưng với các loại thực phẩm có tính axít thì một số loan men có thể bị axit ăn mòn. Do trong men màu có chì, cadimi v.v các nguyên tố này sẽ dần dần bị hòa tan vào thức ăn, các ion kim loại này có độc tính sẽ ''giấu mình'' trong thức ăn, thức uống. Khi người ăn và uống các thức ăn bị nhiễm độc kim loại nặng dần dần bị trúng độc nên sinh bệnh.

Ở nhiều nước có qui định các bình thức uống: lượng chì và cadimi hòa tan vào thức uống phải không quá 5-7 phần vạn. Không dùng các bình đựng có tráng men màu để đựng nước mơ chua, thức ăn lên men, nước táo, dưa chua v. v là những thức ăn chua trong thời gian dài.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/554-02-633341707596210000/Hoa-hoc-va-doi-song/Men-su-va-rau-cung-lam...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận