CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM NHÂM THÌN CỦA TRIỀU TIÊN
Năm 1592, Phong Thần Tú Cát sau khi thống nhất được Nhật Bản đã cất quân xâm lược Triều Tiên theo nông lịch, năm đó là năm Nhâm Thìn, vì thế trong sách sử người ta thường gọi cuộc chiến tranh đó là ''Cuộc chiến tranh vệ quốc năm Nhâm Thìn của Triều Tiên''.
Tháng 4 nám 1592, Nhật cho quân vượt eo biển Đối Mã đổ bộ lên vùng Phù Sơn, chưa đầy hai mươi ngày đã hạ được Kinh đô Hán Thành, kế đó liên tiếp đánh chiếm Khai Thành, Bình Nhưỡng. Triều Tiên trong cơn nguy cấp. Trong khi đó, thủy quân Triều Tiên lại giành được chiến tích vẻ vang mà công đầu phải kể đến vị tướng kiệt xuất của thủy quân Triều Tiên, đó là Lý Thuấn Thần.
Ngay từ trước khi chiến tranh bùng nổ. Lý Thuấn Thần đã bắt đầu cho chế một loại chiến thuyền kiểu mới có tên là “thuyền Rùa”. Thuyền được đóng bằng một loại gỗ cứng, mui thuyền được bọc một lớp vỏ thép, hình dáng giống như mai rùa mũi thuyền không có lỗ châu mai, hai bên mạn thuyền đặt súng hoa mai. Thuyền Rùa do có hỏa lực mạnh, tính năng phòng vệ tốt cho nên rất có hiệu quả trong tác chiến trên biển.
Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1592. Lý Thuấn Thần chỉ huy ''thuyền Rùa” nhiều lần tập kích chiến thuyền của Nhật, liên tiếp giành được thắng lợi, bắn chìm gần 200 chiếc, về cơ bản đã tiêu diệt chủ lực của thủy quân Nhật. Nhật mất quyền khống chế trên eo biển Triều Tiên, khiến lục quân Nhật đang tác chiến ở Triều Tiên bị nguy khốn do thiếu viện binh và mất nguồn tiếp tế. Do đó, quân Nhật sau khi chiếm được Bình Nhưỡng đã buộc phải ngừng tấn công.
Trong khi phải chống lại quân xâm lược Nhật, Triều Tiên đã cầu viện triều đình nhà Minh. Nhà Minh biết rõ việc Nhật Bản xâm lược Triều Tiên nhằm mục đích cuối cùng là xâm lược Trung Quốc, bèn lập tức cử viện binh sang giúp Triều Tiên. Tháng 7 năm 1592, quân Minh tiến công Bình Nhưỡng đang nằm trong tay quân Nhật, nhưng thất bại vì chủ quan khinh địch. Nhà Minh tiếp tục tăng viện, viện binh tới hơn bốn vạn quân dưới quyền chỉ huy của Lý Như Tòng. Tháng 1 năm 1593, liên quân hai nước lấy lại được Bình Nhưỡng, tiếp đó thụ phục được Khai Thành. Tháng 3, quân Nhật vì thiếu lương thực buộc phải rút về giữ Phù Sơn. Sau đó, cuộc chiến diễn ra trong thế giằng co, từ tháng 4 năm 1593 đến tháng 1 năm 1597, cuộc hòa đàm lừa hai nước Triều - Nhật kéo dài trong suốt bốn năm.
Nhật Bản không cam tâm với những thất bại trong cuộc chiến tranh này bèn lợi dụng mối bất hòa trong nội bộ triều đình Triều Tiên, tung dư 1uận xấu, sắp đặt âm mưu hãm hại Lý Thuấn Thần. Tháng 2 năm 1597, quốc vương Triều Tiên quả nhiên trúng kế hạ lệnh bắt Lý Thuấn Thần. Quân Nhật nhân cơ hội này gây lại chiến tranh. Tháng 8, thủy quân Triều Tiên thất bại thảm hại, hầu như bị tan rã hoàn toàn, quân Nhật chiếm được toàn bộ đạo Toàn La, Triều Tiên một lần nữa đứng trước nguy cơ mất nước.
Trước tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc quốc vương buộc phải tha Lý Thuấn Thần, trao lại cho ông chức Thủy Sư thống chế sứ. Sau khi được phục chức, trước một thực tế 1à thủy quân Triều Tiên đã bị tổn thất nghiêm trọng, Lý Thuấn Thần chủ trương tránh giao chiến trực diện với quân Nhật. Tiếp đó trong trận Minh Lương, với chiến thuật kỳ tập cùng ít đánh nhiều, thủy quân triều Tiên đã giành được chiến thắng vang dội, bắn chìm hơn 30 thuyền chiến của Nhật, tiêu diệt hơn 4000 quân.
Tháng 11 năm 1598 một trận hải chiến lớn nhất, ác liệt nhất trong chiến tranh Nhâm Thìn lý giữa chiến thuyền Triều Tiên với chiến thuyền Nhật Bản đã diễn ra trên vùng biển Lộ Lương. Thủy quân Triều Tiên có sự phối hợp tác chiến của thủy quân Trung Quốc kịch chiến với thuỷ quân Nhật trong suốt hai ngày. Lý Thuấn Thần và tướng nhà Minh Đặng Tử Long lần lượt hy sinh, nhưng liên quân đã giành được thắng lợi cuối cùng. Phía Nhật, 450 thuyền chiến bị bắn chìm và bắt sống, mươi lăm ngàn quân bị tiêu diệt, hải quân Nhật Bản bị tan tác hoàn toàn. Ít lâu sau, toàn bộ quân Nhật trên đất liền vì thiếu sự chi viện bằng đường biển đã bị tiêu diệt. Cuộc chiến tranh Nhâm Thìn cuối cùng đã chấm dứt với thắng lợi của nhân dân Triều Tiên.