Tài liệu: Francois Rabelais (1494 - 1553) nhà văn khởi đầu thời địa phục hưng Pháp

Tài liệu
Francois Rabelais (1494 - 1553) nhà văn khởi đầu thời địa phục hưng Pháp

Nội dung

FRANCOIS RABELAIS (1494 - 1553)

NHÀ VĂN KHỞI ĐẦU THỜI ĐỊA PHỤC HƯNG PHÁP

 

            Francois Rabelais (Phrăngxoa Rabơle) là văn nhân chủ nghĩa Pháp. Chưa bao giờ như thời đại văn hóa Phục Hưng, loài người đã chứng kiến sự ra đời của nhiều danh nhân văn hóa “khổng lồ” đến vậy. Rabelais là một con người như thế. Không chỉ là một tiểu thuyết gia lừng danh, ông còn là một nhà Bác học nhân văn, một nhà sinh vật học; một bác sỹ Y khoa, một nhà luật học kiêm thiên văn học, ông thông thạo tiếng Hy Lạp, La Tinh, tiếng Hèbreux, tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Italia.

            Rabelais là một trạng sư có một trang trại riêng ở gần sông Sinông. Thời niên thiếu, ông được gửi học các trường dòng. Đến năm 26 tuổi, ông trở thành tu sĩ thuộc dòng Phơrăng  Xítxcanh, sống cuộc đời của người tu hành nhưng ông luôn cảm thấy bức bối, chật chội, tù túng trong bộ áo thầy tu. Tâm hồn phóng khoáng của ông tìm đến các tác phẩm văn học Cổ đại và thích giao du với những nhà văn chủ nghĩa như Amy, Ghiôm Buyđê. Không chịu giam chân một chỗ, ông bèn chuyển sang dòng tu Bênêđichtanh, và làm thư ký cho Tổng giám mục. Trong thời gian này ông theo chân Tổng giám mục đi kinh lý vùng Poatu. Năm 1528, Rabelais đã vứt bộ áo thầy tu, từ giã tỉnh Poatu chật hẹp đi Paris quyết học tập, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học mà ông ưa thích. Năm 1530, ông vào học ở trường Y thành Montpelier; sau hai năm tốt nghiệp, ông đến làm việc ở một bệnh viện ở thành phố Lyon lúc bấy giờ được coi là thủ đô văn chương của nước Pháp. Được không khí văn chương và bạn bè cổ vũ, ông bắt tay vào viết, dịch, chú giải một số tác phẩm y học. Ông thường đàm đạo với các nhà nhân văn danh tiếng như Echiên Đôlê, và nhiều nhà tri thức khác. Cũng tại đây, ông khởi bút bộ truyện (Gargantua) và (Pantagruel) và một số tác phẩm về sách lịch dân gian, sách thiên văn học.

            Ông bắt tay vào viết, từ 1532 đến 1564 mới hoàn thành bộ Gargantua Pantagruel – một bộ truyện gồm 5 quyển, được ra đời từng quyển một. Ngay từ quyển đầu tiên đã bị trường Đại học Sorbonne lên án kịch liệt. Đây là thời kỳ những thế lực phong kiến và tôn giáo phản động đang cấu kết đàn áp ác liệt đối với phong trào nhân văn chủ nghĩa và cải cách tôn giáo. Sách vở bị tịch thu đem đốt, nhiều tri thức bị lên giàn hỏa thiêu. Khi quyển thứ hai ra mắt, Rabelais đã phải bí mật trốn khỏi Lyon để đến với vị Hồng y giáo chủ Đuybelê, rồi cùng vị hồng y sang Italia. Ông vẫn kiên trì và bí mật xuất bản quyển thứ ba. Đến quyển thứ bốn thì tình hình trở lên nguy hiểm đến tính mạng. Trường Đại học Sorbonne và Pháp viện phát lệnh truy nã tác giả, cấm lưu hành và tàng trữ tác phẩm của ông ở khắp nơi. Có nhiều tài liệu nói rằng, ông đã bị bắt rồi nhờ sự giúp đỡ của Giám mục Đuybelê nên đã thoát khỏi vòng hiểm họa, được trở về làm Giám mục trông coi hai giáo khu nhỏ.

            Bị truy bức và kết tội nhiều lần, vì tác phẩm Gargantua Pantagruel đã được viết bằng một tinh thần trào tiếu đặc sắc nhằm đả phá tư tưởng thần quyền và bạo lực, truyền bá những tư tưởng nhân văn mới mẻ. Quyển thứ năm phải chờ đến 10 năm sau khi ông qua đời mới được xuất bản (1564). Bộ tiểu thuyết có một không hai này đã có một sức mạnh nghệ thuật lớn lao và trở nên bất tử, một mặt bởi nó đã kết tinh được một cách xuất sắc văn hóa trào tiếu dân gian Trung đại và Phục Hưng châu Âu, mặt khác nhờ tài năng sáng tạo to lớn và cặp mắt tiên tri thời đại của tác giả Rabelais đã trở thành nhà văn hóa lớn của nền văn hóa Pháp và nhân loại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1060-02-633389415457534528/Danh-nhan-van-hoa-va-nhung-nha-van-noi-ti...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận