Tài liệu: Francesco Petrarca (1304 - 1774) nhà thơ lớn Italia

Tài liệu
Francesco Petrarca (1304 - 1774) nhà thơ lớn Italia

Nội dung

FRANCESCO PETRARCA (1304 - 1774)

NHÀ THƠ LỚN ITALIA

 

Francesco Petrarca (Pêtrarca) là nhà thơ Italia thời Phục Hưng. Cha ông làm Công chứng viên ở Tòa án, người xứ Phlôrăngxơ. Vì hoạt động chính trị, nên cha ông bị trục xuất khỏi xứ này, năm 1312, gia đình rời Italia sang sống ở Avignon, một tỉnh thuộc miền Nam nước pháp. Tại đây, cha của Petrarca được nhận chức Bí thư cho Giáo hoàng. Từ nhỏ, Petrarca đã học tiếng La tinh và La Mã; ham thích văn học không chịu khuôn theo ngành tư pháp mà gia đình mong muốn. Năm 1326, cha mẹ của Petrarca qua đời, ông từ trường Đại học Bologne ở Italia trở về Avignon, nhận chức giáo sĩ mà Giáo hoàng ban cho. Tình cờ, vào một buổi đi lễ nhà thờ, viên giáo sĩ trẻ này đã gặp làm quen với nàng Clara có vẻ đẹp u buồn, ốm yếu. Trái tim nhà thơ đã bị mũi tên tình ái làm cho trúng thương. Tiếc thay, cô gái ấy chưa kịp được nghe lời tỏ tình từ viên giáo sĩ đang thầm yêu dấu thì đã bị bệnh tật cướp đi. Hình ảnh của nàng biểu hiện cho vẻ đẹp trong trắng, toàn vẹn đã theo nhà thơ đi suốt cuộc đời, để rồi làm nên những vần thơ tình tuyệt đẹp. Năm 1341, Petrarca đã sáng tác những bài thơ tình tặng nàng Lôrơ, thực chất đây là tình cảm dành tặng cho nàng Clara xấu số. Những bài thơ này đã làm cho Petrarca nhanh chóng nổi tiếng, được cả nước Italia cũng như nhiều nước Cộng hòa biết đến với lòng cảm phục sâu sắc. Ông đã được mời đến cung điện Capitol để nhận vòng nguyệt quế - một giải thưởng trao tặng cho nhà thơ kiệt xuất của Italia. Thơ và uy tín của nhà thơ được hoan nghênh ở khắp mọi nơi. Các nước Cộng hòa mời ông đến thăm và làm việc, muốn ông ở lại cộng tác với họ; đức Giáo hoàng La Mã Clêmăng VI mời ông làm Bí thư nhưng ông không nhận lời. Năm 1351, ông gặp Bôcaxiô, hai tài năng và tư tưởng lớn gặp nhau đã mau chóng trở thành đôi bạn thân thiết.

Các tác phẩm của ông tạm chia ra làm hai loại: những tác phẩm thơ ca và những tác phẩm đạo đức triết học. Ở loại thứ nhất, ngoài tập Châu Phi (1838 - 1842) còn có Epitơrơ (Thư bằng văn vần), và tập thơ trữ tình tuyệt điệu nhan đề, Căngdonie.  “Căngdonnie” có nghĩa là ''Cuốn sách của những bài ca'' được viết ra bằng tiếng Italia chia làm hai phần: Nàng Lôrơ khi còn sống và nàng Lôrơ khi qua đời. Đây là những vần thơ thấm đượm nồng nàn hơi thở cá nhân. Những đắm say, đau khổ của mối tình đầu vừa thanh cao vừa trần thế. Nhà thơ đã đưa cái tôi trữ tình vào thơ ca, một cái tôi rực rỡ và khoẻ khoắn đối chọi với những sự bóp nghẹt tâm hồn con người của xã hội phong kiến bảo thủ... Loại tác phẩm thứ hai của Petrarca là “Những danh nhân, coi thường cuộc đời''. Cả hai tác phẩm có tính đạo đức triết học này nhằm đề cao chủ nghĩa nhân văn, quyền sống, khao khát tự do của con người cá nhân, lên tiếng chống lễ giáo hà khắc khổ hạnh của Cơ đốc giáo. Cuối đời ông viết vài tác phẩm nữa, song không quan trọng. Riêng trong lĩnh vực văn thơ, Petrarca đã có công giải phóng thơ trữ tình ra khỏi luật lệ quy phạm thần bí, trìu tượng, đưa đến cho chúng sự mới của cảm xúc cá nhân. Ông được suy tôn là cha đẻ của thơ chữ tình châu Âu, là một trong những người khai sinh ra thời đại văn hóa Phục Hưng Châu Âu. Tên tuổi của ông đặt bên cạnh những tên tuổi lớn của nhân loại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1060-02-633389412870659528/Danh-nhan-van-hoa-va-nhung-nha-van-noi-ti...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận