Tài liệu: Giorgy Hevesy (1885 - 1966)

Tài liệu
Giorgy Hevesy (1885 - 1966)

Nội dung

GIORGY HEVESY (1885 - 1966)

 

Hevesy sinh ngày 1-8-1885 tại Budapest, là con thứ năm trong tám người con một gia đình viên chức nhỏ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Budapest, ông có điều kiện đi ra nước ngoài đến làm việc tại các trung tâm khoa học nổi tiếng ở châu Âu (Trường Đại học Berlin, Freiburg, trường Đại học Zurich - tại đây ông đã gặp A.Einstein, trường bách khoa Karlruhr - làm việc với F.Haber, và trường Đại học Manchester với E.Rutherford).

Trong hai năm làm việc tại Manchester (1918 - 1919) dưới sự hướng dẫn của E.Ruthelford, Hevesy đã trở thành chuyên gia hàng đầu về phóng xạ. Từ năm 1913, tại Viện Radi ở Wien, ông đã đề xuất phương pháp dùng nguyên tử đánh dấu trong nghiên cứu khoa học, y học và sinh học.

Năm 1918 - 1920, Hevesy giảng dạy hóa lý ở trường Đại học Budapest, 1920 - 1926 làm việc tại Viện Vật lý lý thuyết Copenhagen mà Giám đốc là N.Bohr. Tại đây, ông đã phát minh (cùng với D.Coiter Hà Lan) ra nguyên tố 72 và gọi theo tên Latinh của Copenhagen là Hafnium.

Năm 1926 - 1934, Hevesy là Giáo sư hóa hữu cơ của trường Đại học Freiburg và sau đó là hiệu trưởng trường này.

Năm 1926, ông nghiên cứu các nguyên tố phổ biến trên Trái đất và trong Vũ trụ, Năm 1927, ông hệ thống hóa các nguyên tố hiếm của đất. Năm 1932, ông tìm ra phương pháp pha loãng đồng vị và dùng để xác định hàm lượng chì trong quặng. Với sự phát hiện ra Photpho 32, ông dùng nó để xác định sự trao đổi chất trong xương, máu và khối u ác tính.

Năm 1934, trở về Đan Mạch ông làm việc ở đây đến năm 1943. Sau đó, sang Thụy Điển, giảng dạy hóa hữu cơ tại Trường Đại học Stóckholm. Năm này, ông được trao giải Nobel và các công trình dùng đồng vị làm chất chỉ thị để nghiên cứu các quá trình hóa học.

Hevesy là hội viên và Viện sĩ nhiều tổ chức khoa học và Viện Hàn Lâm khoa học thế giới, ông mất ngày 5 - 7 - 1966.

ĐẶNG MỘNG LÂN




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1061-02-633390173628306250/Nhung-nha-khoa-hoc-tu-nhien-noi-tieng-the...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận