Tài liệu: Alexander Fleming (1881 - 1955)

Tài liệu
Alexander Fleming (1881 - 1955)

Nội dung

ALEXANDER FLEMING

(1881 - 1955)

 

a. Thân thế:

Alexander Fleming sinh ở một vùng nông thôn xứ Scotland. Lúc còn nhỏ, học phổ thông, Fleming hàng ngày phải đi bộ tới 6 km để đến trường ở thị trấn Đác Ven. Năm 20 tuổi, anh vào học ở khoa y trường Đại học tổng hợp London và phải tự kiếm sống rất vất vả. Năm 27 tuổi, anh tốt nghiệp thuộc loại xuất sắc và được nhận vào làm trợ lý nghiên cứu cho Giáo sư Wright (Rai) từ 1861 đến 1947 để sản xuất vắc xin. Về sau anh chuyển đến làm việc ở Bệnh viện saint Mary. Năm 1928, lúc đã 47 tuổi Fleming tình cờ phát hiện khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn của loài nấm Penicillinumnotatum. Từ đó, Fleming tập trung nghiên cứu hoạt tính và cách cải tiến khâu sản xuất chế phẩm của loại nấm ấy.

Ông mất năm 1955, trong vinh quang, ở tuổi 47.

b. Sự nghiệp:

Khả năng kiềm chế vi khuẩn của một số chất đã được biết đến từ lâu. Ngay từ năm 1876, John Tyndall (1820 - 1893) ở Iếc Ian đã phát hiện một số nấm của chi penicilin có thể làm chết nhiều loại vi khuẩn. Một năm sau, năm 1877, Loại Pasteur (Lui Pastơ) và người cộng tác là Jube cũng phát hiện: có một số vi khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của cầu khuẩn gây bệnh than (bệnh nhiệt thán) ở một số nông súc (trâu, bò, ngựa, cừu, lợn). 17 năm sau, năm 1894, đến lượt nhà Bác học Nga Metchnikov phát hiện ra trực khuẩn trong mủ xanh ở các vết thương gây bệnh tả ở người. Song cả ba phát hiện trên đều bị lãng quên một cách nhanh chóng, do chưa ai thấy hết tầm quan trọng của hiện tượng đó đối với việc chữa chạy các bệnh truyền nhiễm.

Năm 1922, trong lúc nghiên cứu cấy vi khuẩn lên các đĩa thạch, tình cờ Fleming bị hắt hơi, dịch nhầy từ mũi đã rơi xuống đĩa cấy vi khuẩn. Fleming vô tình đặt đĩa đó vào tủ sấy 3 ngày sau, ông nhận thấy khuẩn lạc không mọc được ở gần chỗ có dịch mũi. Về sau ông còn phát hiện thêm nước bọt, nước mắt cũng có tác dụng ức chế tương tự đối với vi khuẩn, vì cả ba chất trên đều chứa “lizzozim”. 6 năm sau, Fleming gặp lại hiện tượng ức chế sự phát triển của các lạc khuẩn tụ cầu vòng, nhưng lần này không phải do lizozim, mà do một loài nấm tạp màu xanh lam nhạt, nhiễm từ không khí. Fleming đã không bỏ qua ''trục trặc không quan trọng'' này trong công trình nghiên cứu cấy vi khuẩn của mình. Trái lại, ông đã tách loại nấm tạp đó ra nuôi cấy thuần khiết dần trên các ống thạch nghiêng. Nấm tạp tỏ ra có tác dụng ức chế đối với vô số vi khuẩn khác, trong đó có nhiều vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm, hiểm nghèo ở người, như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, cầu khuẩn viêm não… Ông chuyển sang một hướng nghiên cứu nghiêm túc mới và quyết tâm tìm hiểu sâu hơn về loại nấm tạp đó.

Tháng 2 - 1929, Fleming công bố kết quả phát hiện về khả năng ức chế vi khuẩn của nấm Penicilin tại Câu lạc bộ y học London. Mọi người hoan nghênh, nhưng thờ ơ. Fleming tiếp tục cộng tác với hai người bạn là Ridley (Rítlây) và Craddock (Crađốc) tạo những chế phẩm khô có hoạt tính mạnh gấp 50 lần gốc. Nhưng vì không làm cho chúng kết tinh được, nên chỉ vài ngày là mất hoạt tính. Nỗi đau khi nhìn thấy anh trai chết ngay trong tay mình vì nhiễm trùng một vết thương tương đối nhẹ, càng thúc đẩy ông nghiên cứu tiếp nấm Penicilin. Lần này với Giáo sư H.W. Florey (Florây, 1898 - 1968) và nhà hóa học B.E.Chain (trẻ hơn Florey 8 tuổi, trẻ hơn Fleming 25 tuổi). Họ thu được một chất bột vàng nhạt, có hoạt tính ức chế vi khuẩn cao gấp nghìn lần so với dịch nuôi cấy ban đầu. Kết quả trên chuột được công bố ở tập san khoa học Dao mổ (Lancet) ngày 24 tháng 8 - 1940, có tên của 3 tác giả Florey, Chain và Heatley (Hítlây) cũng ký. Đặc biệt, ngày 12 - 2 - 1941, lần đầu tiên, Fleming tiêm một dung dịch nấm đặc chế phẩm Penicilin cho một cảnh sát đang hấp hối vì nhiễm trùng máu do tụ cầu vàng. Sau 24 giờ, cơn sốt giảm hẳn. Rất tiếc là không còn đủ chế phẩm để tiêm tiếp, nên sau một tháng, người cảnh sát đã chết. Như vậy, là còn lại khâu cải tiến việc điều chế Penicilin.

Tháng 6 - 1941, Florey và Heatley thay mặt nhóm 3 người sang Newyork cầu viện. Khi đã có nhiều chủng nấm Penicilin khác nhau trong tay, lại được nhà nấm học Mỹ Charles Thomp (Thom) giúp đỡ, họ đã chọn được chủng ưu việt nhất là P.Chrysogenium. Cho lên men chế phẩm trong môi trường chứa lactoza và nước chiết từ ngô, họ đã thu được một khối lượng lớn chế phẩm, có hoạt tính cao gấp triệu lần dịch lên men gốc của Fleming năm 1928. Chiến tranh thế giới lần thứ hai ngày càng ác liệt và lan rộng, thương binh cần penicilin ngày càng tăng lên, nên từ năm 1943, Anh và Mỹ đã sản xuất penicilin với quy mô công nghiệp, để chữa trị các bệnh truyền nhiễm trên toàn chế giới. Năm 1945, giải Nobel đã được trao tặng cho tập thể Fleming, Chain và Florey.

Đến năm 1993, con số chế phẩm chất kháng sinh tương tự như penicilin đã lên tới 6000 loại, trong đó có 67% điều chế từ xạ khuẩn; 13% từ nấm; 12% từ vi khuẩn, và 1% từ địa y. Trong nhóm xạ khuẩn, có 90% thuộc chi Streptomyces.

GS. LÊ QUANG LONG




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1061-02-633390173084400000/Nhung-nha-khoa-hoc-tu-nhien-noi-tieng-the...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận