HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA HÀ LAN
Tuổi cưỡng bách giáo dục ở Hà Lan là từ 5 tuổi đến 16 tuổi. Hệ thống giáo dục ở đây được chia thành các cấp như sau:
GIÁO DỤC TRƯỚC ĐẠI HỌC
Tiểu học
Thời gian học: từ 7 đến 8 năm
Độ tuổi: từ 4 đến 12 tuổi
Trung học Phổ thông Cấp thấp (MAVO)
Thời gian học: 4 năm
Độ tuổi: từ 12 đến 16 tuổi
Chứng chỉ tốt nghiệp: Chứng chỉ MAVO
Trường học Phổ thông Cấp cao (HAVO)
Thời gian học: 5 năm
Độ tuổi: từ 12 đến 17 tuổi
Chứng chỉ tốt nghiệp: Chứng chỉ HAVO
Giáo dục Chuẩn bị cho Hướng nghiệp (VBO)
Thời gian học: 4 năm
Độ tuổi: từ 12 đến 16 tuổi
Chứng chỉ tốt nghiệp: Chứng chỉ VBO
Giáo dục Trung học Hướng nghiệp (MBO)
Thời gian học: 4 năm
Độ tuổi: từ 16 đến 20 tuổi
Chứng chỉ tốt nghiệp: Chứng chỉ MBO
Giáo dục Chuẩn bị cho Đại học (VWO)
Thời gian học: 6 năm
Độ tuổi: từ 12 đến 18 tuổi
Chứng chỉ tốt nghiệp: Chứng chỉ VWO
Giáo dục Cấp cao
Giáo dục cấp cao bao gồm giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp cấp cao. Ở Hà Lan còn có Đại học Mở cung ứng cả hai dạng giáo dục này theo lối học từ xa, và giáo dục quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh dành cho sinh viên nước ngoài.
Giáo dục Sau Trung học (HBO)
Thời gian học: 4 năm
Nội dung: chuẩn bị về lý thuyết và thực hành cho nghề nghiệp chuyên môn. Sinh viên tết nghiệp có thể sử dụng chứng chỉ này để vào năm thứ nhất chương trình đại học.
Giáo dục Đại học Giai đoạn 1
Thời gian học: 1 năm
Nội dung: chuẩn bị cho chương trình đại học giai đoạn 2
Giáo dục Đại học Giai đoạn 2
Thời gian học: 4 năm
Giáo dục Đại học Giai đoạn 2 được chia thành 2 dạng:
HBO: đào tạo về lý thuyết và thực tiễn cho một số ngành nghề chuyên nghiệp
Đại học (Doctoraal): chuẩn bị nền tảng trong ngành học và kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên
Giáo dục Đại học Giai đoạn 3
Thời gian học: 4 năm
Giai đoạn 3 của giáo dục đại học có thể giúp cho sinh viên đạt bằng cấp tiến sĩ. Trường hợp này có 2 hình thức:
(1) Sinh viên làm trợ lý nghiên cứu cho trường đại học, có giảng dạy một số tiết trong trường đồng thời với việc làm luận văn tốt nghiệp, và được trả lương.
(2) Sinh viên làm nghiên cứu sinh, làm luận văn tết nghiệp và bảo vệ trước hội đồng
Ngoài ra còn một dạng của giáo dục đại học giai đoạn 3, trong đó sinh viên sẽ không được cấp bằng tiến sĩ, nhưng được đào tạo cao cấp về một số ngành cụ thể như y khoa, dược khoa, nha khoa, v.v...
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Đào tạo Giáo viên Tiểu học
Qua thời gian 4 năm học, những sinh viên tốt nghiệp sẽ có thể dạy ở tất cả các trường Tiểu học
Đào tạo Giáo viên Trung học
Sinh viên có thể học chương trình này ở cấp đại học tại một trường đại học giáo dục chuyên nghiệp hoặc ở cấp sau đại học ở một trường đại học phổ thông. Có hai trình độ: trình độ cấp 1 và trình độ cấp 2. Ở trình độ cấp 1, giáo viên có thể dạy học sinh trong 3 năm đầu của các chương trình VWO hoặc HAVO, và tất cả học sinh của các chương trình MAVO, VBO, MBO. Ở trình độ cấp 2, giáo viên có thể dạy mọi trình độ của giáo dục trung học.
Giáo dục Tiểu học
Ở Hà Lan, trẻ có thể vào học cấp Tiểu học ở tuổi lên bốn mặc dù tuổi cưỡng bách giáo dục bất đầu từ lúc 5 tuổi. Chương trình Tiểu học kéo dài 7 hoặc 8 năm, từ lớp l đến lớp 8. Trong thời gian này học sinh sẽ được giảng dạy bằng tiếng Hà Lan về môn văn (đọc, viết), số học và toán, các môn xã hội (lịch sử, chính quyền, địa lý), các môn khoa học tự nhiên, bao gồm cả sinh vật, âm nhạc và thể hiện nghệ thuật, tiếng Anh, thể dục, y tế, kỹ năng xã hội và an toàn giao thông. Trong 4 năm đầu mỗi tuần học sinh sẽ phải học ít nhất 22 giờ, và 4 năm cuối mỗi tuần ít nhất 25 giờ.
Dựa trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học, từng trường sẽ phác thảo ra một kế hoạch bao gồm chương trình học, mục tiêu giảng dạy, phương pháp giảng dạy và tất cả những chi tiết khác liên quan đến tổ chức của trường đó. Kế hoạch này sẽ nộp cho ban thanh tra địa phương và ban thanh tra quốc gia để xét duyệt.
Giáo dục Trung học
Giáo dục Trung học, tiếp theo 7 hoặc 8 năm của giáo dục Tiểu học, bắt đầu từ độ tuổi 12 của học sinh, và được cưỡng bách cho đến độ tuổi 16. Hệ thống giáo dục Trung học được chia thành hai dạng: giáo dục phở thông và giáo dục hướng nghiệp. Có ba loại giáo dục phổ thông được tiến hành song song với nhau. Còn giáo đục hướng nghiệp thì có hai mức độ kế tiếp nhau, mỗi mức độ đều có một chương trình đa dạng gồm nhiều môn học.
Ở độ tuổi 12, học sinh sẽ vào học một trong hai dạng trường đó. Các trường hướng nghiệp thường có chương trình giáo dục phổ thông trong 2 năm đầu. Chương trình của cả hai dạng trường, phổ thông và hướng nghiệp, đều có thời gian 1 hoặc 2 năm chuyển tiếp để học sinh có thể quyết định sự chọn lựa của mình giữa trường phổ thông hay trường hướng nghiệp, hay giữa các loại trường phổ thông khác nhau.
Ba loại giáo dục phổ thông khác nhau là MAVO, HAVO và VWO, MAVO là loại giáo dục phổ thông cấp thấp; HAVO là loại giáo đục phổ thông cấp cao hơn; và VWO là loại giáo dục chuẩn bị cho học sinh vào đại học. Ba loại trường này cùng hoạt động song song với nhau, nhưng khác nhau về thời gian học và trình độ học thuật. Việc chuyển đổi của học sinh giữa các loại trường này có thể được thực hiện dễ dàng trong vòng một hoặc hai năm đầu. Tuy nhiên có nhiều học sinh sau khi hoàn tất chương trình của một loại trường đã chuyển sang loại trường ở cấp cao hơn. Chẳng hạn như một học sinh có chứng chỉ MAVO có thể chuyển sang học năm thứ tư ở loại trường HAVO và sẽ được cấp chứng chỉ HAVO sau khi đã hoàn tất năm thứ năm của chương trình này. Tương tự như vậy, một học sinh có chứng chỉ HAVO có thể chuyển sang học tiếp năm thứ năm của chương trình VWO và sẽ được cấp chứng chỉ VWO sau khi hoàn tất năm thứ sáu của chương trình này.
Hai cấp độ kế tiếp của giáo dục hướng nghiệp là VBO và MBO. VBO được gọi là giáo dục hướng nghiệp sơ cấp, còn MBO được gọi là giáo dục hướng nghiệp cao cấp.
Basisvorming
Một đặc điểm quan trọng của 3 năm đầu của giáo dục Trung học là busisvorming, hay còn gọi là chương trình cơ bản. Chương trình này đã được đưa vào luật từ năm 1993 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và làm cho giáo dục phù hợp hơn với đời sống xã hội. Chương trình này có 15 môn giáo dục phổ thông được áp dụng cho cả trường phổ thông lẫn trường hướng nghiệp. Basisvorming là cưỡng bách đối với tất cả các trường, tuy nhiên mỗi trường có thể vận dụng nội dung cho phù hợp với trình độ của học sinh và hòa hợp với chương trình riêng của trường. Basisvorming bao gồm các môn sau đây: công nghệ, khoa học máy tính, kinh tế gia đình, tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Đức, toán, khoa học, sinh vật, kinh tế học, lịch sử nghiên cứu xã hội, địa lý, nghệ thuật (có thể là nghệ thuật, âm nhạc, múa hoặc kịch), và thể dục. Còn môn thứ l5 là môn ''tự do''. Nhà trường sẽ quyết định dạy nội dung gì cho môn học thứ 15 này. Nó có thể là tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh hoặc tiếng Tây Ban Nha, hay bất kỳ môn học nào khác xét thấy phù hợp với chương trình chung của trường. Trung bình học sinh sẽ học 32 giờ một tuần. Trong số này, 25 giờ sẽ dành cho 14 môn của basisvorming, và 7 giờ cho môn học ''tự do''.
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Giáo dục Trung học Phổ thông Cấp thấp (MAVO)
Chương trình MAVO có thời gian học là 4 năm, bắt đầu sau bảy hoặc tám năm của cấp Tiểu học. Chứng chỉ MAVO là loại bằng cấp cuối cùng mà sau đó học sinh có thể chấm dứt việc học của mình, nhưng một chức năng quan trọng của nó là cho phép học sinh học tiếp ở chương trình MBO. Ngoài ra nó còn cho phép học sinh có thể học tiếp 2 năm cuối ở chương trình HAVO. Trong ba năm đầu tiên của chương trình MAVO, học sinh sẽ học 15 môn của chương trình basisvorming. Trong năm thứ ba học sinh sẽ chọn các môn thi, và để hầu hết thời gian của năm thứ tư vào việc học cho các môn thi này. Kỳ thi sẽ được tổ chức với 6 môn. Hai trong số sáu môn này là môn bắt buộc: tiếng Hà Lan và một trong các môn tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Đức. Bốn môn còn lại được chọn trong chương trình basisvorming.
Kỳ thi tốt nghiệp sẽ có hai phần: phần thi của nhà trường, bao gồm một loạt bài thi đối với tất cả 6 môn, và phần thi quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng 5 và tháng 6. Phần thi của trường do từng trường ra đề, còn phần thi quốc gia thì theo đề thống nhất của cả nước để đảm bảo chuẩn mực đồng nhất cho các chứng chỉ cấp phát.
Giáo dục Trung học Phổ thông Cấp cao (HAVO)
Chương trình HAVO kéo dài trong 5 năm học, sau thời gian Tiểu học. Chương trình này có trình độ cao hơn so với MAVO và làm căn bản cho việc nhập học vào Giáo dục Chuyên nghiệp Cấp cao (HBO).
Tương tự như chương trình MAVO, trong 3 năm đầu học sinh HAVO sẽ học 15 môn của basisvorming. Trong hai năm cuối học sinh sẽ tập trung vào các môn thi. Các môn thi ở đây cũng giống như ở chương trình MAVO. Việc tổ chức thi cũng được chia thành 2 phần giống như chương trình MAVO: phần thi ở trường và phần thi quốc gia.
Giáo dục Chuẩn bị cho Đại học (VWO)
Giáo dục VWO bắt đầu sau cấp Tiểu học, và là chương trình cao nhất trong giáo dục phổ thông ở Hà Lan. Chỉ có dưới 13% học sinh tốt nghiệp trung học lấy được chứng chỉ VWO. Chương trình này kéo dài trong vòng 6 năm. Học sinh có thể học chương trình này tại các trường trung học chuyên về VWO hoặc các trường trung học hỗn hợp, có cả các chương trình MAVO, HAVO và VWO. Trong chương trình này 2 năm cuối dành cho việc học tập 7 môn thi. Các môn bắt buộc bao gồm tiếng Hà Lan, tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh, một ngôn ngữ hiện đại, và môn lịch sử hoặc địa lý hoặc kinh tế. Việc thi cũng được tổ chức thành hai phần, giống như các chương trình MAVO và HAVO.
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
Giáo dục Hướng nghiệp Sơ cấp (VBO)
VBO và giai đoạn thấp của chương trình trung học hướng nghiệp. Chương trình này đào tạo cho học sinh về một nghề nghiệp cụ thể, và sau khi tết nghiệp học sinh có thể chọn lựa, hoặc ra làm việc hoặc tiếp tục học ở giáo dục hướng nghiệp cao cấp. Tất cả các chương trình VBO đều kéo dài 4 năm sau chương trình Tiểu học.
Giáo dục Hướng nghiệp Cao cấp (MBO)
MBO có nhiều chương trình đa dạng, được tổ chức thành 4 lĩnh vực: công nghệ, kinh tế, y tế và dịch vụ con người, và nông nghiệp và môi trường thiên nhiên. Chương trình này đa dạng là vì mỗi trường đều có quyền quyết định nội dung học tập cho mình. Thời gian học cũng tùy theo từng ngành nghề cụ thể. Có 4 dạng chương trình cho MBO: chương trình định hướng, chương trình ngắn ngày, chương trình trung cấp và chương trình dài ngày. Ba dạng chương trình đầu tiên mang tính thực tiễn nhiều hơn và không cho phép học sinh học tiếp ở chương trình HBO. Còn dạng chương trình dài ngày có tính lý thuyết nhiều hơn, và bởi vì học sinh được học nhiều môn học hơn, chương trình này cho phép học sinh học tiếp ở HBO. Ngoài ra, những học sinh tốt nghiệp chương trình trung cấp và chương trình dài ngày cớ thể tham gia vào lực lượng lao động theo ngành nghề mình đã học. Yêu cầu tuyển sinh của chương trình này là chứng chỉ VBO hoặc MAVO, cùng với một số yêu cầu phụ lyên quan đến trình độ kỳ thi.
Đào tạo Học nghề
Ngoài chương trình MBO, những học sinh đã có 10 năm trên ghế nhà trường có thể ghi danh vào những lớp học nghề. Theo chương trình này các công ty thuê mướn người học việc sẽ cung ứng phần đào tạo thực tiễn, còn phần lý thuyết sẽ được học ở các trường cao đẳng tại địa phương. Nội dung học và thi sẽ do các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm về giáo dục hướng nghiệp đảm trách. Chương trình đào tạo học nghề này được chia làm 3 cấp độ: sơ cấp, nâng cao và cấp ba. Chương trình sơ cấp thường kéo dài 2 năm, chương trình nâng cao và cấp ba kéo dài trong 2 năm hoặc ngắn hơn.
Giáo dục Cấp cao
Có hai dạng chính về giáo dục cấp cao ở Hà Lan. Các trường đại học chuẩn bị cho sinh viên làm những công việc khoa học độc lập trong môi trường học thuật hay chuyên nghiệp. Các trường hogescholen cung ứng một nền giáo dục chuyên nghiệp tập trung vào khoa học ứng dụng và đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho những nghề nghiệp cụ thể. Dạng giáo dục này gọi là HBO.
Trường Đại học Mở có cả hai dạng giáo dục trên, dành cho những người muốn lấy văn bằng hay chứng chỉ nhưng không có khả năng hoặc không muốn tham dự những lớp toàn thời gian chính qui.
Ở cả trường đại học lẫn trường hogescholen đều có những chương trình chính qui giúp cho sinh viên hoàn tất việc học của mình trong vòng 4 năm. Có một kỳ thi trung cấp sau năm thứ nhất. Hết năm thứ tư sinh viên sẽ thi kỳ thi tốt nghiệp. Những sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp phát văn bằng do luật pháp qui định và bảo vệ. Những chương trình tương đương cũng được tổ chức ở Đại học Mở, và các văn bằng cũng như danh xưng đều có giá trị ngang với các trường đại học hoặc hogescholen.
Hiện nay ở Hà Lan có 13 trường đại học và 73 trường hogescholen, cùng với một trường Đại học Mở. Về mặt số lượng tuyển sinh và các số lượng sinh viên tốt nghiệp, lĩnh vực hogescholen (HBO) lớn hơn so với lĩnh vực đại học.
Giáo dục Quốc tế là một nhánh đặc biệt của giáo dục cấp cao tại Hà Lan, được thiết kế chủ yếu cho sinh viên của các nước đang phát triển mà nghề nghiệp của họ đòi hỏi một kiến thức chuyên biệt cao độ. Trong nền giáo dục này, các khóa học theo hướng giải quyết vấn đề, trong đó có cả trình độ cao học, đang được tổ chức với một dải rộng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra còn có các loại bằng cấp chuyên môn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và các lĩnh vực liên quan, được cấp trên cơ sở các kỳ thi do các đoàn thể chuyên môn tổ chức. Sinh viên chuẩn bị cho các kỳ thi này bằng các khóa học về thương mại hoặc tự học ở nhà. Những loại bằng cấp này không đòi hỏi sinh viên phải theo học các chương trình chuyên môn cấp cao (HBO) và được coi như có giá trị tương đương với kết quả của các chương trình này.