Tài liệu: Hà Lan - Văn học

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hà Lan có một di sản văn học phong phú và đã sản sinh ra được những nhà văn tầm cỡ.
Hà Lan - Văn học

Nội dung

VĂN HỌC

            Hà Lan có một di sản văn học phong phú và đã sản sinh ra được những nhà văn tầm cỡ.

            Trong thời kỳ Trung cổ, văn học Hà Lan là một bộ phận của truyền thống Tây Âu rộng lớn, với những thiên anh hùng ca về các hiệp sĩ như Floris ende Blancefloer Karel ende Elcgast, và các truyện ngụ ngôn như ai Van den Vos Rcynaerde (Con cáo Reynard) anh Elckerlyk (Mọi người). Đến thế kỷ l6, chủ nghĩa nhân đạo nổi lên, với đại biểu hàng đầu của Hà Lan là Eramus. Tác phẩm Praiseof Folloy của ông, một tác phẩm châm biếm nhà thờ và xã hội, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

            Trong số những sản phẩm văn học nổi bật của thế kỷ 17 có những luận văn triết lý của Spinoza. Nền văn học của Hà Lan cũng hưng thịnh trong thời gian này, sản sinh ra những nhà văn như Vondel, Hooft, Huygens và Bredero. Kinh thánh lúc đó cũng đã được dịch sang tiếng Hà Lan. Việc xuất bản năm 1637 của cuốn Statenbijbel, cuốn kinh thánh đầu tiên, được coi như một cột mốc trong sự tiến triển của ngôn ngữ Hà Lan. Một nhà văn nổi bật của thế kỷ l9 là Multatuli, với tác phẩm Max Havclaar, một bản cáo trạng về những luật lệ của  Hà Lan tại Đông Ấn Độ (ngày nay là Indonesia).

            Nền văn học hậu chiến do ba nhà văn kiệt xuất chiếm ưu thế: Willem Fredelick Hermans, Harry Mul1sch và Gerard Reve. Những nhà văn đương đại nổi bật khác có Hella Haasse, Cees Nooteboom, A.F.T van der Heijden, Marcel Muring, Adriaan van Dis, Thomas Roosenboom, và trong thế hệ trẻ hơn có Arnon Grunberg. Trong thập kỷ vừa qua, văn học Hà Lan đã phổ biến ở nước ngoài. Những thư viện công cộng ở đây rất phổ biến, đặc biệt là đối với giới trẻ: có 60% những người dưới 17 tuổi và độc giả của các thư viện này. Các thư viện công cộng có tất cả trên 40 triệu bản sách.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1964-02-633468915948593750/Van-hoa---xa-hoi/Van-hoc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận