Tài chính
SỰ THÀNH LẬP CÁC CƠ SỞ TÀI CHÍNH
Việc thiết lập một hệ thống ngân hàng hiện đại ở Hàn Quốc đã được thực hiện từ lúc có những ảnh hưởng đầu tiên của đế quốc Nhật. Năm 1878, Ngân Hàng Quốc gia Đệ nhất, một ngân hàng Nhật Bản, đã mở một chi nhánh ở Pusan, thành phố cảng gần Nhật Bản nhất. Ngân hàng này phụ trách các hoạt động của ngân hàng hiện đại, bao gồm cả việc phát hành giấy bạc. Những ngân hàng khác của Nhật đã mở tiếp ngay sau đó, hình thành một hệ thống ngân hàng tại Hàn Quốc.
Ngân hàng Triều Tiên được thành lập năm 1909, là ngân hàng trung ương đầu tiên ở Hàn Quốc. Quyền được in giấy bạc đã chuyển từ Ngân hàng Quốc gia Đệ nhất, vốn là ngân hàng duy nhất được ủy quyền in giấy bạc, sang cho Ngân hàng Triều Tiên. Năm 191l Ngân hàng Triều Tiên được đổi tên thành Ngân hàng Choson, đã thay thế các loại tiền bằng giấy bạc mới của ngân hàng này. Theo sau đó, rất nhiều ngân hàng thương mại và ngân hàng chuyên biệt được thành lập dưới chính quyền thực dân của Nhật. Trong số này, Ngân hàng Công nghiệp Choson, thành lập năm 1918, là đặc biệt nổi bật vì nó đóng vai trò quan trọng về các hoạt động tài chính ngắn hạn và trung hạn, kết hợp chặt chẽ với những cơ sở tài chính khác để hỗ trợ cho chính quyền thực dân.
Ngoài Ngân hàng Choson và Ngân hàng Công nghiệp Choson, những cơ sở tài chính trước 1945 của Hàn Quốc đã được thành lập gồm có: Ngân hàng Thương mại Choson, Ngân hàng Chung, Ngân hàng Tiết kiệm Choson, và Liên đoàn Hiệp hội Tài chính. Ngân hàng Tiết kiệm Choson là một chi nhánh của Ngân hàng Công nghiệp Choson và đưa hầu hết các quỹ của nó vào các công trái của chính phủ Nhật. Liên đoàn Hiệp hội Tài chính thì chuyên cho vay với các nông dân và các doanh nghiệp nhỏ.
Chính sách Tiền tệ và Tín dụng
Sự gia tăng ảnh hưởng của chính quyền trong lĩnh vực tài chính được tăng cường dưới chế độ quân sự của tổng thống Park Chung Hee. Việc sửa đổi Luật Ngân hàng Triều Tiên năm 1962 đã làm cho chính quyền trở thành cơ quan tối cao thiết lập các chính sách về tiền tệ, hạ cấp Ban Tiền lệ xuống thành một một cơ quan chỉ để ‘thực hiện chính sách’. Việc sửa đổi này cũng làm tăng cường quyền lực của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đưa Ngân hàng Triều Tiên vào dưới quyền quán lý của Bộ Tài chính.
Dưới thời tổng thống Park, các công cụ kiểm soát của những quyền lực về tiền tệ rất là hạn chế. Những công cụ kiểm soát tổng quát bị khiếm khuyết và làm việc sai chức năng do sự không phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường vốn, trong khi đó việc sử dụng các công cụ trực tiếp và được chọn lựa lại rất có hiệu quả. Việc kiểm soát các món nợ chính sách và tín dụng nằm ở cốt lõi của các chính sách tài chính của chính quyền, những chính sách này thuyết phục những cơ sở tư nhân tiếp nhận những dự án liều lĩnh, trong khi đó chính quyền cung ứng sự bảo hiểm toàn bộ đối những lỗ lã có thể xảy ra.
Sự sắp xếp đó đồng bộ với mục tiêu của chính quyền về sự phát triển kinh tế thao đó sự phát triển tài chính phải chịu hy sinh. Các doanh nghiệp trở nên lệ thuộc vào những quỹ dài hạn có lãi suất thấp, và cơ cấu vốn của họ bị suy thoái. Các ngân hàng thì thiếu sót trong việc đánh giá tín dụng và giám sát các khoản nợ. Kết quả là tỉ lệ giữa các nón nợ không trả được với tổng số tài sản của các ngân hàng thương mại đã tăng từ 0,5% năm 1962 lên 3,43% năm 1979.
Sau cuộc ám sát tổng thương Park năm 1979, chính quyền Chun Doo Hwan đã dọn đường một cách chậm chạp cho việc tự do hóa và quốc tế hóa nền kinh tế. Ngân hàng Triều Tiên liên tục đòi hỏi thêm quyền tự quản từ sự xiết chặt của chính quyền, và trong thời gian từ 1980 đến 1989, ngân hàng này đã có một đòi hỏi cấp thiết cho việc sửa đổi Luận Ngân hàng Triều Tiên để đảm bảo sự độc lập cho nó. Năm 1989 một thỏa thuận không chắc chắn được thực hiện giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng, theo đó các hoạt động phổ biến và các mối quan hệ qua lại của Ngân hàng được cải tiến để nâng cao sự vận hành tự quản của ngân hàng trung ương này.