HÀNG HÓA – SẢN PHẨM LAO ĐỘNG DÙNG ĐỂ TRAO ĐỔI
Mọi người đều sống giữa hàng hoá, nhưng nếu hỏi hàng hoá là gì thì chưa chắc đã có thể trả lời một cách rõ ràng. Có người nói ''những vật hữu dụng là hàng hoá'', lại có người bảo ''những thứ do con người sản xuất ra cho người khác tiêu dùng là hàng hoá''. Cả hai cách giải thích như vậy đều không đúng. Câu trả lời đúng phải là: Hàng hoá là những sản phẩm lao động dùng để trao đổi.
Hàng hoá có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, chẳng hạn quần áo có thể giúp chống lại cái rét, thực phẩm giúp con người no bụng, bút có thể dùng viết chữ. Tính hữu dụng đó của hàng hoá gọi là giá trị sử dụng của hàng hoá. Hàng hoá phải có giá trị sử dụng, nhưng không phải mọi thứ có giá trị sử dụng đều là hàng hoá. Có những thứ có giá trị sử dụng, như ánh sáng mặt trời, không khí, nhưng trong trường hợp nói chung, người ta không cần thiết phải bỏ sức lao động ra mà vẫn có thề tự do giành lấy được, cho nên nó không phải là hàng hoá. Hàng hoá phải là sản phẩm của lao động. Có những thứ có giá trị sử dụng, cũng là sản phẩm của lao động, nhưng không dùng để trao đổi chẳng hạn như lương thực do nông dân sản xuất ra để cung cấp cho bản thân họ, hoặc giả đem cho không những sản phẩm lao động cho người khác dùng, đều không phải hàng hóa. Một vật phẩm muốn trở thành hàng hóa, không những phải có giá trị sử dụng, phải là sản phẩm của lao động, mà còn phải qua trao đổi để chuyển vào tay người tiêu dùng.
Hai loại hàng hoá trao đổi với nhau, phải xác định tỷ lệ của sự trao đổi. Làm thế nào xác định được tỷ lệ trao đổi đó? Giá trị sử dụng của những hàng hoá mang ra trao đổi có sự khác nhau, không thể so sánh giữa chúng với nhau, cho nên tỷ lệ trao đổi của hàng hoá không do giá trị sử dụng quyết định. Nhưng, nếu gạt bỏ giá trị sử dụng của hàng hoá, ta sẽ thấy rằng hàng hoá có một điểm chung đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Con người trong quá trình sản xuất hàng hoá đều tiêu phí một lao động nhất định, cũng tức là tiêu phí một lượng lao động trí óc và lao động chân tay. Lượng lao động trí óc và chân ta của người bỏ ra trong sản xuất hàng hoá gọi là lao động nói chung của con người. Loại lao động nói chung của con người đó kết tinh trong hàng hóa chính là giá trị. Tỷ lệ trao đổi giữa hai loại hàng hóa quyết định là do giá trị của chúng lớn hay nhỏ. Hàng hóa là sự thống nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa, giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hói Nhưng, nếu một lúc nào đó vật giá cứ tăng lên một cách phổ biến, đó không phải là do giá trị hàng hóa hay do diễn biến giữa cung cầu gây ra mà là do hậu quả của nạn lạm phát tiền tệ.
Lạm phát tiền tệ là một tượng kinh tế do lượng phát hành giấy bạc vượt quá nhu cầu thực tế của lưu thông hàng hoá dẫn đến việc đồng tiền mất giá, vật giá tăng cao. Trong khoảng thời gian nhất định, lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông hàng hóa tương đương với tổng ngạch giá trị cả của hàng hoá trừ đi số lần quay vòng của đồng tiền. Trong trường hợp vàng bạc được coi là điều kiện của lưu thông tiền tệ, nếu như lượng tiền tệ trong lưu thông vượt quá nhu cầu của trao đổi hàng hoá, một bộ phận tiền tệ sẽ rút ra khỏi lưu thông, được người ta cất giữ coi như một thứ của cải xã hội nói chung. Nếu như lượng tiền tệ trong lưu thông thấp hơn so với nhu cầu trao đổi hàng hoá, số tiền cất giữ sẽ được đưa vào lưu thông. Thông qua sự điều tiết tự phát đó có thể làm cho lượng tiền tệ trong lưu thông tương đối nhất trí với nhu cầu thực tế của việc trao đổi hàng hóa. Thế nhưng, tình trạng lưu thông giấy bạc thì lại khác. Bản thân giấy bạc không có giá trị, nó chỉ là biểu hiện của giá trị được áp đặt trong lưu thông. Nói chung, tiền giấy không thể đổi lấy vàng, cũng không thể coi là thủ đoạn cất giữ, cho dù nhà nước phát hành bao nhiêu giấy cũng đều được đưa vào trong lưu thông. Và như vậy nếu lượng hành giấy bạc vượt quá nhu cầu thực tế của việc lưu thông hàng hoá thì giá trị mà đơn vị giấy bạc là đại biểu sẽ giảm đi, cũng có nghĩa là đồng tiền mất giá. Nhưng đồng thời, giá trị của hàng hoá vẫn không thay đổi, do đó, biểu hiện cụ thể của sự mất giá đồng tiền chính là giá cả hàng hoá tăng lên phổ biến.
Ở mỗi quốc gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc phát hành lượng giấy bạc vượt quá nhu cầu thực tế của lưu thông hàng hoá, nhưng kết quả cuối cùng đều như nhau, nghĩa là mặt bằng giá cả đều tăng vọt. Nạn lạm phát ở mức độ nghiêm trọng sẽ làm cản trở sự vận hành bình thường của nền kinh tế quốc dân, cho nên nhà nước phải có những biện pháp hạn chế, đẩy lùi lạm phát.