HẠT CACAO THAY TIỀN LÀM VẬT TRAO ĐỔI
Thật hiếm để có thể trở thành thứ mà người ta mong có, song cũng khá nhiều để không đến nỗi thiếu; hạt cacao được coi là có những những thuộc tính thần kỳ của Thần Quetzalcóatl, đem lại sự giàu có và uy tín cho những ai sở hữu nó.
“Tiền mọc trên cây”, những người chép sử theo chân những nhà chinh phục Tây Ban Nha tới Mexico đã kinh ngạc ghi lại như vậy, khi họ thấy hạt cacao ở đó được dùng làm tiền.
Thời bấy giờ có ba vùng lớn sản xuất cacao: Chontalpa, Soconusco tại Mexico và vùng lòng chảo Lúa ở Onđurát. Việc sản xuất, lưu hành và tiêu thụ loại hạt quý báu này được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các nhà quý tộc và thương nhân ở thung lũng Mexico và vùng Yucatan. Năng suất thấp và những khó khăn trong vận chuyển làm cho cacao trở thành một thứ hàng đắt đỏ và do đó có giá trị cao.
Là một dạng nguyên sơ của tiền tệ, cacao không làm được mọi chức năng của đồng tiền. Nó được dùng rộng rãi làm vật trung gian trong trao đổi, nhưng nếu dùng làm thước đo giá trị thì người Aztec và người Maya có xu hướng dùng quachtli - tức những mảnh vải thể hiện một khối lượng lao động nhất định.
Ở Yucatan, một quachtli tương đương với 450 giờ lao động. Và nếu như không biết cần bao nhiêu giờ lao động để làm ra mỗi mảnh vải trong số những đồ cống nạp các Vua Aztec, song chúng ta biết rằng mỗi mảnh trị giá gần bằng 100 hạt cacao.
Như vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng, trị giá (bằng sức lao động) của hầu hết hàng hóa lưu hành đều có thể diễn đạt bằng cacao; nhưng nó lại được tính bằng số lượng mảnh vải có giá trị cố định. Do đó cacao được dùng làm tiền vì không như vải, nó có thể chia nhỏ tùy ý.
Người Mexico Cổ xưa lấy cacao làm sôcôla, một thức nước uống theo nghi lễ dành riêng cho giới quý tộc và dũng sĩ. Người dân thường chỉ được uống pulque, một thứ nước giải khát để lên men làm từ cây thùa. Việc cấm đoán này làm tăng thêm quyền lực của giới quý tộc vì người ta cho rằng, sôcôla có những đặc tính thần kỳ và là đồ ăn thức uống của Thần linh.
Có lẽ sôcôla được người ta liên tưởng với máu của những sinh mạng hiến tế Thần linh, nhất là với việc bứt trái tim ra khỏi những lễ vật hiến sinh dâng lên Quetzalcóatl, ''con rắn lông vũ” tại các thành phố của người Toltec ở Yucatan và thung lũng Mexico.
Theo thần thoại Mexico, Quetzalcóatl ''người làm vườn của thiên đường'' đã dạy loài người cách trồng cacao khi vị Thần đó sống tại Tula. Khi rời về miền duyên hải, Thần chôn xuống đất những "đống tiền'' thời đó (vỏ sò, lông chim và đá quý). Lúc ấy cacao bắt đầu được thay thế dùng làm tiền và được coi là có những thuộc tính thần kỳ của vị Thần đã lấy nó làm tiền.
Người Aztec là những người chủ cuối cùng của thung lũng Mexico. Vương quốc phồn vinh đó, mở rộng quyền thống trị đối với tất cả các dân tộc trước đó đã tranh giành quyền kiểm soát thung lũng, thịnh vượng được là nhờ có những cống vật của 38 tỉnh, trong đó như ghi trong cuốn Codex Mendoza, Soconusco đóng góp 400 đến 980 bao cacao mà Nhà nước yêu cầu. Được cất giữ trong những ''nhà cacao”, các hạt này sau đó được chuyển về các đền chùa và doanh trại - những trung tâm quyền lực của Vương triều Mexico. Tenochtitlan và các thành phố liên minh, nơi sử sách còn cho biết, binh lính Aztec đã tiêu thụ rất nhiều sôcôla.
Việc đổi chác cacao ở người Maya
Khác với người Aztec, ở người Maya lớp thượng lưu chính trị và thượng lưu thương mại cùng là một cho nên cacao bước vào đời sống xã hội bằng con đường thương mại chứ không phải bằng cống nạp.
Việc lưu hành hạt cacao được tiến hành song song với việc sản xuất một lượng tương đương các vuông vải bông. Hạt cacao và vuông vải bông dùng làm thước đo giá trị cho mọi thứ hàng hóa, kể cả một số đất đai sản xuất ra các loại cây trồng thương mại. Nhu cầu về nhân công trong các cộng đồng nông dân đã đẻ ra chế độ nô lệ: người ta mua bán đàn ông bằng cacao. Theo nhà viết sử Diego đe Landa thì người Maya ở Yucatan ''rất thiên về buôn bán. Họ vận chuyển muối, quần áo và nô lệ đến các vùng Ulua và Tabasco để đổi lấy cacao và các dãy đá mà họ dùng làm tiền để mua nô lệ hoặc những viên đá tinh xảo và đẹp khác…”
Nhờ nô lệ Maya và có lẽ cả nô lệ Aztec, năng suất gia tăng ở các vùng. Sản xuất cacao tăng lên có lẽ đã thúc đẩy việc lưu hành cacao trong các tầng lớp dưới, nhưng vẫn luôn luôn đặt dưới sự kiểm soát của quý tộc. Nhiều tập sử dân tộc học thời thuộc địa đã xác nhận rằng, cacao được dùng làm lễ vật và quà tặng trong các dịp hiếu hỷ.
Cacao đóng vai trò gì trong việc tích lũy của cải? Hạt cacao phải được tiêu thụ trong thời hạn không quá 1 năm. Về mặt này, người Maya và người Aztec có những tập tính khác nhau, thường xuất phát từ vị trí xã hội. Ở thung lũng Mexico, các thương nhân phải xử sự hết sức kín đáo để khỏi xúc phạm đến nhà Vua. Vì vây, như nhà viết sử Bernadino de Sahagun kể, họ ăn mặc rất khiêm tốn, thậm chí nghèo nàn. Về các thương nhân Pochtec thì, lòng tham của giới quý tộc buộc họ phải từ bỏ những khối lượng lớn cacao bằng cách cúng vào các đền, chùa.
Trong khi tại thung lũng Mexico, việc sở hữu cacao tượng trưng cho vị trí xã hội thì trong bộ tộc Itza vùng Yucatan lại khác. Tài sản bằng cacao mà các lãnh chúa giàu có, nhiều nô lệ và cung điện phô ra còn được dùng vào việc kích thích sản xuất; bởi vì tài sản ấy có thể được đầu tư vào việc làm ra nông sản, hàng hóa và mua nhân công trong đám người bị bắt. Điều đỏ có lẽ giải thích tại sao người Tây Ban Nha lại duy trì việc dùng cacao làm tiền tại Yucatan, lấy loại tiền của mình là đồng réal thay cho các mảnh vải bông làm thước đo giá trị nhưng vẫn có liên hệ với những biến động trong sản xuất cacao.
Cacao vẫn còn được dùng ở giữa Thế kỷ XIX để trả công thợ ở Yucatan và các vùng khác ở Trung Mỹ, như có thể thấy qua lời kể của nhà thám hiểm Mỹ John L.Stephens năm 1842: ''Tôi nhận thấy hạt cacao được lưu hành trong người da đỏ như một thứ tiền tệ. Đồng lương của người da đỏ rất thấp nhưng những loại hàng hóa mà họ mua được bằng đồng lương ấy là rất cần thiết đối với họ. . . Vì thế, các hạt cacao kia nói chung được dùng làm một loại tiền nhỏ”.
FIEDAD PENICHE RIVERO