Tài liệu: Hai kho tàng ở Tell Basta

Tài liệu
Hai kho tàng ở Tell Basta

Nội dung

1906

Hai kho tàng ở Tell Basta

1907 – 11 Năm năm thăm dò ở Thebes

1907 Ngôi mộ của hai anh em

Khám phá / khai quật 1906 bởi Người Ai Cập địa phương

Địa điểm Tell Basta (Bubastis Zagazig mới)

Thời kỳ Vương quốc Mới Triều đại thứ 19, Khoảng 1307 – 1196 trước CN Hay sau đó

“Một người đào lên... hai bình còn nguyên vẹn, một bằng vàng, một bằng bạc và cả một số lượng đồ trang sức bằng bạc mà ông ta cố gắng giấu dưới lề đường đê với sự trợ giúp của một trong các người bạn. Họ lấy đi lúc đêm tối và bán cho một tên buôn cổ vật...”

GASTON MASPERO

Bình nước bằng bạc của kho dự trữ đầu tiên ở Tell Basta với quai cầm bằng vàng đúc khuôn hình dê rừng đĩnh đạc ở đường viền vàng như để uống (nước) trong bình. Thân bình bị hỏng vì cái cuốc chim của một nhân công lúc phát hiện.

Chi tiết của trang trí rập nổi trên một cái bát bằng bạc của Atumemtaneb của kho tàng Tell đầu tiên, giờ ở Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York: câu cá và săn bắn trong đầm lầy.

Trong một vài kho tàng ở các đền thờ vua chúa được biết tới ở Ai Cập, có hai kho dự trữ được đem ra ánh sáng vào năm 1906 ở Tell Basta, Bubastis xưa, thành đô cũ của các vị vua triều đại thứ 22. Ngày nay, nó nổi tiếng nhờ sức lôi cuốn của vị nữ thần thống quản, nữ thần mèo Bastet (“Bubastis” dịch là “nơi ở của Bastet”). Nơi đây vẫn là một thành phố quan trọng vì vị trí nằm trên con đường chính ở phía Đông đến kinh đô, Memphis, và lấy làm kiêu hãnh với một cộng đồng thịnh vượng. Theo Herodotus, nó có một trong những ngôi đền hấp dẫn nhất ở Ai Cập - buồn thay giờ đã không còn nữa.

Những chỉ dẫn về kho tàng đầu tiên của Bubastis công bố vào ngày 22/09/1906, khi một chiếc cốc hình hỏa sen bằng vàng mang khuôn triện của nữ hoàng Tawosret và ba bình nước (có quai và vòi) bằng bạc đề tặng người quản gia của vua và sứ giả của vua là Atumemtaneb, được tìm thấy. Chúng bị cuỗm mất vì ham lợi, tất nhiên là bất hợp pháp; người tìm thấy đã đem bán nó; sau này bị cầm tù vì sự trộm cắp. Mặc dù những tác phẩm quan trọng nhất được chính quyền tìm thấy, một số những món kém hơn lọt lưới và được bảo tàng Berlin và bảo tàng Metropolitan ở New York sở hữu. Các cuộc khai quật thực hiện tại chỗ một thời gian ngắn, sau khi phát hiện thành công một vài mảnh rời bổ sung cho các vật ký gởi, như viên Chánh Thanh tra Cổ vật vùng Đồng bằng là C.C. Edgar lúc ấy báo cáo:

“Khi những bình đầu tiên được đưa vào bảo tàng, tôi bắt đầu một cuộc khai quật nhỏ ở Tell Basta. Chúng tôi biết nơi có thể tìm thấy kho tàng cần tìm, mặc dù không đúng chính xác...  Vào ngay thứ hai của cuộc khai quật chúng tôi tìm thấy ở chệch phía Bắc của ngôi đền mọt tí... Các nhân công ở đây phát hiện những mảnh vàng nhỏ (mà) lật lên là những mảnh vung  vãi của một vòng cổ... Bên cạnh đó, chúng tôi tìm thấy hai tượng nhỏ, một bằng vàng và một bằng khoáng electrum... Và ta miệng của một trong các nhân công một mẩu bạc phẳng nhẵn phủ một lá vàng kéo ra hơn khó khăn.”

(Trái) Cặp vòng tay vàng và cặp vịt khảm đá xanh khắc tên Ramesses II, ở kho tàng Tell Basta 2. (Phải) Bình vàng Triều đại thứ 19 của kho tàng I Tell Basta. Thân bình được trang trí rập khuôn với cổ đúc dày. Khoen xách dauy nhất chui qua thân một con bê nằm ngửa.

VẬT LIỆU XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NIÊN ĐẠI

Từ kho tàng Tell Basta

BẢO TÀNG SỐ

KHO TÀNG

MÔ TẢ

NIÊN ĐẠI

Cairo CG 53260

1

Cốc sen vàng

Tawosret

Berlin 19736

1

Xô vàng – giống chậu

 

Tawosret

New York, MMA 07.228.212 (+07.228.196, .202, .233

 

 

 

1

 

 

 

Những mảnh đường viền của cái lọc bằng bạc hay hát

 

 

 

 

 

 

 

Tawosret

Cairo CG 52575

2

Cặp vòng tay bằng vàng và đá xanh da trời

 

 

 

Ramesses II

 

2

Mảnh bạc bảo quản không tốt

Ramesses II (?)

1907 – 11

NĂM NĂM THĂM DÒ Ở THEBES

Bá tước Carnavon thứ V là một nhà quý tộc người Anh giàu có và độc đáo lần đầu tiên đến Ai Cập vì lý do sức khỏe sau một tai nạn ô tô nghiêm trọng ở Đức. Cơ may được giới thiệu với Gaston Masporo đã đẩy ông vào việc đào bới như một cách để qua khỏi những tháng ngày mùa đông ly hương dài vô tận. Năm 1908 - đã nhậu thức được mình qua việc khám phá (Carnavon ngôi mộ số 9) hai tấm bảng chữ viết (Cairo IE 43216 - 7), một kể lại cầu chuyện đánh đuổi người Hyksos của vua Kamose Triều dại thứ 17. Ông ta đã chọn một chuyên gia hướng dẫn trong công việc: Howard Carter. Cặp đôi này làm việc thật tốt, và ở địa điểm Dra Abu’l - Nga, giữa năm 1907 và 1911, phát hiện nhiều nơi chôn cất quan trọng khác, đa số chưa ai đụng đến và mang lại một loạt đồ trang sức khổng lồ. Cái đáng giá nhất (Carnavon số 37) là cái vật chứa một tượng bé trai bằng hộp kim bạc, Amenemheb, của buổi đầu Triều đại thứ 18 và giờ ở Báo tàng Nghệ thuật Mefropolitan ở New York (MMA 26.7.1413). Đó là một báu vật, nhưng, như thế giới ngày nay biết, đối với Carnavon và Carter tương lai còn nhiều phần thưởng lớn còn cất trong kho.

1907 - MỘ CỦA HAI ANH EM

Toàn thể bàn, ghế, tủ chôn theo và những quan tài lớn đều tinh xảo như mọi thứ ở thời kỳ này

FLINDERS PETRIE

“Mộ của hai anh em” được tìm thấy ở Deir Rifa do một nhân công người Qufti tên là Erfai, làm việc dưới sự giám sát của nhà Ai Cập học người Anh Ernest Mackay. Lối vào - trong sân của ngôi mộ hoàng tử địa phương Khnumaa (số 2), cha họ gồm một hành lang mở, nghiêng  dốc dẫn đến một phòng hình thoi, trong đó những gì có trong ngôi mộ đều được đóng gói. Các mộ đều không bị quấy phá - thực ra, đền thờ đục trong đá phía trên được trang trí bằng đường viền đen, có lẽ đã tái sử dụng trong nhiều trăm năm sau suốt vương triều của Ramesses  III.

Nội dung của mộ được giao hoàn toàn cho Trường Anh Quốc khảo cổ học của Petrie ở Ai Cập, và chuyển sang Bảo tàng Manchester, nơi chúng được nghiên cứu kỹ càng, đầu tiên do Margaret Murray vào năm 1908 và mới đây do một nhóm được Rosalie David dẫn dắt.

Về phương diện khảo cổ học, tập họp này không kém quan trọng mấy vì thực trạng và sự đầy đủ của nó; trong khi những đặc điểm khác biệt về thể chất, vóc người ngắn ngủn của hai anh em, là mối quan tâm lớn trong nhiều năm của cộng đồng các nhà khoa học.

Công trình đa ngành thực hiện ở Manchester cho chúng tôi biết nhiều về những người ở trong mộ -và chắc chắn đặt ra nhiều câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng. Nakhtankh (21470) mất vào khoảng 60 tuổi, bị bệnh phổi và tim. Có thể ông ta là một quan hoạn; hình dạng sọ ông ta giống như của tượng- mộ Khnumnakht. Bị viêm xương khớp nặng (21471), Khnumnakht ngưng phát triển, và mất vào lúc 40 tuổi; sọ ông ta có những cái giống với bức tượng của Nakhtankh. Trong lúc chuẩn bị đồ trang bị chôn cất hình như có một vài lầm lẫn.

Theo nhóm của David, nghiên cứu khoa học về xác ướp tiến hành nhanh với sự phát triển của chụp tia X cắt lớp, hay chụp cắt lớp. Sử dụng kỹ thuật này, các xác bọc kỹ có thề bị lột trần khỏi băng quấn, không hủy hoại lớp này qua lớp khác, trên màn ảnh cũng như trên bàn mổ.  Xa hơn nữa, và ấn tượng hơn, những phát triển có thể thấy trước cho tương lai về lãnh vực phân tích DNA.

MỘ CỦA HAI ANH EM

SỐ

TÊN

MÔ TẢ

1

Nakhtankh

Quan tài ngoài, hình chữ nhật, gỗ

2

Nakhtankh

Quan tài trong hình người, gỗ

3

Nakhtankh

Xác ướp

4

Nakhtankh

Hòm di hài, gỗ

5

Nakhtankh

Bình di hài, gốm

6

Nakhtankh

Tượng lớn của người chết, gỗ

7

Nakhtankh

Tượng nhỏ của người chết, gỗ (tìm thấy ở 9)

8

Khnumnakht

Quan tài ngoài

9

Khnumnakht

Quan tài trong hình người, gỗ

10

Khnumnakht

Xác ướp

11

Khnumnakht

Tượng người chết, gỗ (tìm thấy ở 2)

12

Ir (?)

Nữ dâng lễ vật, gỗ

13

Iqi (?)

Nữ dâng lễ vật, gỗ

14

Không văn khắc

Mẫu thuyền buồm, gỗ

15

Không văn khắc

Mẫu thuyền chèo, gỗ

16

Không văn khắc

Bình, gốm

17

Không văn khắc

Đĩa, gốm

Kho tàng thứ hai được Tell Basta đem ra ánh sáng ngày 17/10/1906 cách kho tàng đầu tiên nhiều mét và hơi xa vị trí ngôi đền. Mối quan hệ cụ thể với hố di vật đầu tiên vẫn không rõ , mặc dù cả hai đều ở khoảng 20m (65ft) dưới tầng di chỉ mà người La Mã đã biết “nó nằm trên một gò... các đồ vật bằng bạc kém hơn... ở trên đỉnh; vàng được tìm thấy ở dưới, giữa các bát bằng bạc... (và) thực tế chẳng gì mất cả”. Ở đây lại có cả các mảnh ban đầu thuộc thời Ramesse - hai vòng tay có đốt huyệt đẹp của Ramesse II, mỗi cái chạm nổi ở mặt sau hai con vịt, đầu và thân bằng đá xanh da trời.

Đa số các học giả ngày nay sẽ đồng tình với định giá của William Kelly Simpson về niên đại của những mảnh khắc của hai kho báu dự trữ - khác với cách giải thích của Maspero vào lúc đó: Ông ta tin rằng một vài thành tố của tập họp này thuộc dân Hồi giáo ở lúc ban đầu, “một phần kho hàng của một thợ bạc tỉnh lẻ”.


 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353878523985000/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Hai-k...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận