Tài liệu: Homère (thế kỷ IX - thế kỷ VIII Tr.CN) nhà thơ lưu danh mở đầu nền văn học Hy Lạp cổ đại

Tài liệu
Homère (thế kỷ IX - thế kỷ VIII Tr.CN) nhà thơ lưu danh mở đầu nền văn học Hy Lạp cổ đại

Nội dung

HOMÈRE (THẾ KỶ IX – THẾ KỶ VIII Tr.CN)

NHÀ THƠ LƯU DANH MỞ ĐẦU NỀN VĂN HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

 

Nếu các nghệ sĩ dân gian Hy Lạp được xem là những ông hoàng kể chuyện thì Homère là chúa tể của các ông hoàng ấy, người đã sưu tầm chỉnh đốn những truyền thuyết về cuộc chiến tranh Thành Troie (Tơroa) để tạo dựng thành hai bản anh hùng ca là Jliade Odyssée. Hai bản anh hùng ca này dưới thời Homère lưu hành bằng truyền miệng. Mãi sau này mới được lưu hành bằng chữ viết. Homère sống ở địa phương nào? Câu hỏi đó hiện chưa có câu trả lời chắc chắn. Có tới bảy thành phố lớn nhận ông là người của mình. Giai đoạn Homère sống là giai đoạn quá độ từ chế độ công xã thị tộc tiến lên chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự tư hữu tài sản và phân chia giai cấp bắt đầu bộc lộ. Đã thấy nạn ăn cắp của chung thành của riêng, người đày tớ bắt đầu biến thành người chủ. Chủ nghĩa cá nhân dần dần thắng thế chủ nghĩa tập thể ở các công xã thị lạc bộ tộc.

Anh hùng ca IIiade gồm 15.693 câu thơ, kể về mối bất hòa giữa Asin một vị tướng kiệt xuất Hy Lạp với chủ tướng Agamennông. Trong một trận đấu thắng lợi, quân Hy Lạp chia chiến lợi phẩm. Agamennông được nỹ tỳ là Criđêitx, Asin được người nữ tỳ là Briđêít. Nhưng sau đó Agamennông cậy thế chủ tướng cướp đoạt người nữ tỳ của Asin. Asin đã rời khỏi liên minh bộ lạc. Cuộc chiến đấu giữa quân Troie là quân Hy Lạp càng khốc liệt. Bạn của Asin bị giết, Asin căm thù trở về cùng sát cánh cùng tập thể đánh tan quân Troie. Tác phẩm phê phán thói ích kỷ tham lam của Agamennông, thói kiêu căng của Asin. Cuối cùng mọi người đều nhận ra lỗi lầm của mình. Đó là màn đầu của tấn bi kịch cá nhân của loài người.

Nếu IIiade là khúc chiến trận thì Odyssée là khúc trở về. Odyssée gồm 12.110 câu thơ kể lại cuộc hành trình phiêu bạt của nhân vật Odyssée trên đường trở về quê hương sau khi quân Hy Lạp hạ được Thành Troie. Đây có thể nói là câu chuyện về người anh hùng có nghìn mưu trí đã thoát muôn vàn khó khăn nguy hiểm để trở về gia đình. Nội dung tác phẩm phản ánh một thời kỳ cao hơn trong quá trình tan rã của chế độ công xã thị tộc so với Jliade. Các tác phẩm của Homère được nhân dân Hy Lạp yêu quý, tôn vinh ngay từ thời cổ giống như cuốn Kinh Thánh đối với người Do Thái.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1060-02-633389401508003278/Danh-nhan-van-hoa-va-nhung-nha-van-noi-ti...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận