Tài liệu: Humboldt - nhà khoa học truyền kỳ

Tài liệu
Humboldt - nhà khoa học truyền kỳ

Nội dung

HUMBOLDT - NHÀ KHOA HỌC TRUYỀN KỲ 

Humboldt (1769 - 1859) thuộc dòng giõi quí tộc Đức. Vì mưu cầu chân lý, ông đã hy sinh tiền tai, sống độc thân, sống một cách khác người. Ông là người dẫn đường cho ngành địa lý tự nhiên, suốt đời cống hiến cho lợi ích loài người.

Humboldt xuất thân từ một gia đình quí tộc Đức, từ nhỏ đã có nhiều ước vọng đối với giới tự nhiên. Ông đã học qua các ngành kinh tế, xây dựng, công nghệ khai khoáng, địa chất học.

Nhờ có tri thức uyên bác cũng như thừa hưởng di sản của bố mẹ đã tạo điều kiện cho Humboldt có những sáng tạo trong công tác nghiên cứu, khảo sát trong thực vật, khí tượng, địa chất.

Khi còn là học sinh, Humboldt đã từng du lịch sang Bỉ, Hà Lan, Anh và Pháp. Sau khi tốt nghíệp trường công nghiệp khai khoáng, ông đích thân thực hiện cuộc khảo sát miền Nam nước Đức, Italia và Thụy sĩ.

Vào năm 1799. Humboldt 30 tuổi, ông được nhà thực vật Pháp Bangplan mời tham gia khảo sát Trung và Nam châu Mỹ. Trong vòng 5 năm ông đã rong ruổi gần vạn dặm đường. Trong điều kiện không có các thiết bị leo núi hiện đại, ông đã chinh phục ngọn núi Chimborazo, một đỉnh núi được xem là cao nhất vào lúc bấy giờ (5881m). Trọng thời gian thực hành khảo sát ông đã thu thập được nhiều mẫu đất đá, các tiêu bản động thực vật cùng nhiều tư liệu để vẽ bản đồ. Sau này ông đã phải cùng Bangplan bỏ ra gần 20 năm để phân tích chỉnh lý các kết quả khảo sát, viết thành một bộ sách gồm 30 quyển với nhan đề “Du ký vùng á nhiệt đới của đại lục mới''. Bộ sách khổng lồ này là tư liệu đầu tiên đáng tin cậy, xác thực cho người đời sau về miền đất ở Trung và Nam châu Mỹ.

Hunmboldt đã cho một cái nhìn vĩ mô, qui luật đại thể về Trái Đất là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm đường đẳng nhiệt, đường đẳng áp, là người lập bản đồ đường đẳng nhiệt đầu tiên trên thế giới sáng lập nên một ngành khoa học mới: ngành khí hậu học so sánh. Trong quyển sách ''Bộ mặt của tự nhiên'' nêu lên một cách rõ ràng mối quan hệ tương hỗ giữa các địa vực trên Trái đất, miêu tả mối tương quan giữa hoàn cảnh sinh sống với các động thực vật; xác lập khái niệm hệ thực vật khu vực, sáng tạo nên ngành địa lý học thực vật về một phương diện nào đó, có thể nói những nghiên cứu của Humboldt chính là cơ sở tư tưởng cho ngành sinh thái học hiện đại.

Những sinh hoạt dã ngoại của Humboldt mang nhiều sắc thái thần kỳ, ông suýt bị hổ vồ nhiều lần, thường bị lươn điện làm cho tê cứng cả tay chân. . . Ông đã tiêu phí hết nhiều tài sản cho việc nghiên cứu khảo sát đến mức hết sức thiiếu thốn trong cuộc sống

Vào năm 1829, Humboldt đã 60 tuổi, ông được Sa hoàng Nga mời đến để điều tra tài nguyên khoáng sản miền Sibêrie. Đây là lần đi thám hiểm xa cuối cùng của ông. Ông đã tập trung toàn bộ tinh lực để viết nên tác phẩm “Vũ trụ” một tác phẩm vĩ đại về địa lý tự nhiên nổi tiếng khắp thế giới. Sau khi hoàn thành tác phẩm hai ngày, nhà tự nhiên học kiệt xuất này đã nhẹ nhàng rời bỏ cõi đời. Nhiếp chính vương nước Đức ra lệnh tổ chức quốc tang cho Humboldt, toàn thể dân chúng thành phố Berlin đã chịu tang cho nhân vật truyền kỳ này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/522-02-633335833122187500/Nhung-nguoi-di-tim-cac-quy-luat-vu-tru/Hum...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận