Tài liệu: Tôn Tư Mạc - người thầy thuốc sống 100 tuổi

Tài liệu
Tôn Tư Mạc - người thầy thuốc sống 100 tuổi

Nội dung

TÔN TƯ MẠC – NGƯỜI THẦY THUỐC SỐNG 100 TUỔI 

Vào đời nhà Đường tại tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc có một người danh y tên là Tôn Tư Mạc (581 - 682) suốt đời làm nghề chữa bệnh trong dân gian, chuyên chữa bệnh cho những người cùng khổ. Giỏi chữa trị các bệnh nan y, cứu sống được không biết bao nhiêu người bệnh nguy ngập. Ông sống đến 101 tuổi. Trong lịch sử người ta gọi ông là “Thần y sống 100 tuổi”.

Một lần, có bốn người khiêng một cỗ quan tài, từ đáy quan tài máu chảy liên tục. Tôn Tư Mạc cho rằng người này vẫn còn sống nên đề nghị bốn người mở cỗ quan tài thì thấy người ở trong quan tài là một phụ nữ. Tôn Tư Mạc xem lại mạch cho bà ta, sau đó dùng kim châm vào một huyệt. Một lúc sau người phụ nữ sinh một cậu bé bụ bẫm và người phụ nữ sống lại. Như vậy Tôn Tư Mạc với một mũi kim đã cứu được hai mạng người. Mọi người tôn ông là thần y.

Có lần một người bệnh bị bí tiểu tiện yêu cầu Tôn Tư Mạc cứu mình. Tôn Tư Mạc chẩn đoán người này bị tắt ống dẫn nước tiểu. Vừa hay lúc đó có một cậu bé đương cầm một cộng hành thổi chơi. Tôn Tư Mạc xin lấy cộng hành của cậu bé, cắt đầu nhọn rồi cẩn thận luồn vào liệu đạo (ống dẫn nước tiểu) của bệnh nhân rồi hết sức thổi mạnh. Nước tiểu lần theo cộng hành chảy ra. Đó là một thí nghiệm hết sức dũng cảm và Tôn Tư Mạc đã trở thành người đầu tiên  trên thế giới giới sử dụng kỹ thuật thông ống dẫn nước tiểu.

Tôn Tư Mạc không chỉ tinh thông y thuật mà còn là người giỏi về dinh dưỡng học. Ông nghiên cứu so sánh các bệnh phù nề và quáng gà (mắt bị mờ lúc hoàng hôn) để tìm cách chữa trị. Thời bấy giờ những người nghèo khổ ở miền núi thường bị bệnh quáng gà, còn những người giàu có lại bị bệnh phù. Tôn Tư Mạc đã đối chiếu, so sánh hai căn bệnh này và khẳng định các căn bệnh là do chế độ dinh dưỡng mà ra. Người nghèo ăn nhiều rau, nếu cho họ ăn các phủ tạng động vật thì sẽ chữa được bệnh và quả nhiên công hiệu. Người giàu trái lại, lại thiếu rau, gạo. Nếu bổ sung cho họ các thức ăn này chắc sẽ chữa được bệnh phù nề ở những người giàu. Ông liền cho người bị phù ăn nhiều gạo, ngũ cốc kết quả thấy hiệu nghiệm.

Tôn Tư Mạc là người đầu tiên trên thế giới chữa bệnh phù.

Tôn Tư Mạc còn giỏi môn châm cứu, sáng tạo nên phương pháp ''nhờ đau tìm huyệt”. Một lần ông thực hiện phép bổ châm cho người bị đau chân. Châm nên mấy mũi nhưng không hiệu quả. Một mặt ông hỏi bệnh nhân đau ở đâu, một mặt ông nắn chân bệnh nhân từ trên xuống dưới, nắn đến một chỗ bệnh nhân vụt kêu ''A! đau ở đó. . .'' Tôn Tư Mạc liền bổ châm ngay tại điểm đó, bệnh nhân lập tức hết đau. Loại huyệt này không có ghi trong sách y học. Tôn Tư Mạc gọi đó là ''huyệt A''.

Tôn Tư Mạc còn có một mỹ hiệu là ''vua thuốc''. Ông đã bôn ba khắp các núi rừng để tìm cây thuốc, tự mình gia công bào chế thành thuốc. Trong quá trình chữa bệnh lâu dài, ông đã thu thập, chỉnh lý nhiều phương thuốc. Năm ông 70 tuổi, ông thu thập, chỉnh lý các phương thuốc và chép thành quyển “Thiên kìm yếu phương”. Sau ba mươi năm nữa, lúc ông đã 100 tuổi, ông lại thu thập kinh nghiệm tích lũy được trong 30  năm này và viết thành tập ''Thiên kim lực phương''. Cả hai quyển sách có ghi hơn 6000 phương thuốc và thành sách kinh điển trong y học Trung Quốc. Ông lại cho khắc một số phương thuốc chính trên các bia đá dựng ở đầu các con đường lớn, có tác dụng tốt cho việc phòng bệnh và trị bệnh. Người đời gọi Ngũ đài sơn là ngọn núi ông thường đến hái thuốc là ''Dược sơn vương'' (núi vua thuốc). Sau này nhân dân đã xây tại Dược sơn vương một miếu thờ là “Dược vương miếu” (Miếu vua thuốc) để ghi nhớ đến ông.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/523-02-633335867565468750/Nhung-nguoi-dan-duong-trong-khoa-hoc-ve-su...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận