Tài liệu: Prigogine - Người sáng lập học thuyết về các hệ thống không cân bằng

Tài liệu
Prigogine - Người sáng lập học thuyết về các hệ thống không cân bằng

Nội dung

PRIGOGINE NGƯỜI SÁNG LẬP HỌC THUYẾT VỀ CÁC HỆ THỐNG KHÔNG CÂN BẰNG 

Khoa học được chia thành hai loại: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nói chúng khoa học tự nhiên giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực tự nhiên, khoa học xã hội cũng có lĩnh vực riêng của mình. Vào những năm 60 của thế kỷ hai mươi, nhà khoa học Bỉ Prigơgine (1917 - ) đã đề ra học thuyết về các hệ thống không cân bằng, có thể áp dụng vào cả hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Cho dù là vật lý học, hóa học, sinh vật, địa chất, y học, nông học, kỹ thuật công trình, cũng như triết học, lịch sử, văn nghệ, kinh tế v.v. . . chỉ cần thông qua việc xem xét mối giao lưu của các hệ thống với các điều kiện ngoại cảnh đều có thể vận dụng những tư tưởng của học thuyết để nghiên cứu. Do những phát minh này của Prigogine có ý nghĩa mang tính thời đại nên ông đã được tặng giải thưởng Nobel về hóa học vào năm 1977.

Prigogine sinh ở Moskva, năm 1921, lúc Prigogine lên 4 tuổi ông theo gia đình di cư sang Đức, sau đó định cư ở Bỉ vào năm 1929. Từ thuở nhỏ ông đã được hưởng sự giáo dục tốt của gia đình. Ban đầu ông ham thích lịch sử, khảo cổ, sau này ông chuyển hướng sang vật lý học. Năm 1941 ông nhận được học vị tiến sĩ tại trường đại học Bruxelles và vào năm 34 tuổi ông đảm nhiệm chức vụ giáo sư của trường này. Năm 1959 ông đảm nhiệm chức vụ phụ trách viện nghiên cứu quốc tế về vật lý học và hóa học mang tên Solvey nổi tiếng thế giới. Năm 1967 ông kiêm nhiệm chủ nhiệm trung tâm cơ học thống kê và động lực học của trường Đại học thuộc bang Texas nước Mỹ và là viện sĩ thông tấn người nước ngoài của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ. Ngoài ra ông còn đảm nhiệm chức vụ viện trưởng viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia của nước Bỉ. Do những cống hiến vĩ đại của Prigogine mà gần 100 nhà khoa học từ nhiều nước như Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Hy Lạp, Rumania, Iran và nhiều quốc gia khác, tập hợp lại quanh ông thành một trường phái khoa học, đó là trường phái khoa học Bruxelles nổi tiếng. Trường phái khoa học tiến hành công tác nghiên cứu khoa học kéo dài hơn 30 năm, đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu như vậy thật hiếm thấy trên thế giới.

Từ năm 1979 trở lại đây, Prigogine nhiều lần được mời đến giảng dạy ở Trung Quốc. Ông đã nhiều lần đọc các báo cáo khoa học ở Tây An, Bắc Kinh. Ông rất quan tâm đến sự phát triển khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc. Ông cho rằng ngày nay khoa học đã bước vào thời kỳ giao lưu rộng rãi, tính thống nhất khoa học đang bước vào một thời đại mới, và thời đại thống nhất của tư tưởng, triết học Đông phương và Tây phương. Những ý tưởng của ông có sức thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển khoa học, kỹ thuật hiện đại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/521-02-633335749128281250/Nhung-nguoi-tim-toi-quy-luat-van-dong--co-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận